Nội dung text DEMO VIẾT ĐOẠN NLVH.pdf
Tài liệu giảng dạy môn Văn – Tổng hợp & Biên soạn bởi Ms.P Group Zalo: CHUYÊN ĐỀ MÔN VĂN ÔN THI TỐT NGHIỆP Liên hệ Zalo: Thu Hương – Để cập nhật thêm tài liệu & trao đổi chuyên môn Tài liệu chất lượng - Kiến thức ngắn gọn, chính xác CHUYÊN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Mục tiêu ôn luyện - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn nghị luận văn học cho học sinh THPT dựa trên các yêu cầu của chương trình GDPT 2018: + Kĩ năng phân tích đề, xác định luận điểm cần triển khai trong đoạn văn sẽ viết. + Kĩ năng trình bày đoạn theo bố cục khoa học, hợp lí, thuyết phục - Rèn kĩ năng xử lí đề thi Tốt nghiệp THPT liên quan đến yêu cầu viết đoạn nghị luận văn học. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Một số yêu cầu Stt Tiêu chí Yêu cầu 1 Thời gian Khoảng 20 - 25 phút 2 Hình thức - Đảm bảo đúng cấu trúc của đoạn văn: không xuống dòng, chữ cái đầu tiên của đoạn viết hoa, lùi vào một chữ. - Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. 3 Dung lượng Khoảng 200 chữ (tương đương 20-25 dòng) 4 Nội dung Thường là làm rõ một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của văn bản văn học như: thể loại, nhân vật, tình huống, cốt truyện, hình ảnh, cấu tứ...
Tài liệu giảng dạy môn Văn – Tổng hợp & Biên soạn bởi Ms.P Group Zalo: CHUYÊN ĐỀ MÔN VĂN ÔN THI TỐT NGHIỆP Liên hệ Zalo: Thu Hương – Để cập nhật thêm tài liệu & trao đổi chuyên môn Tài liệu chất lượng - Kiến thức ngắn gọn, chính xác 2. Quy trình viết đoạn Bước 1 Viết câu LUẬN ĐIỂM (câu chủ đề). Vấn đề cần làm rõ Bước 2 Chọn lí lẽ và bằng chứng Bước 3 Chọn chi tiết ĐẮT đề phân tích sâu (từ, câu, hình ảnh, chi tiết...) Bước 4 Phân tích và cảm nhận -Lí giải, phân tích, giải thích -> Lí lẽ thuyết phục -Liên hệ mở rộng .... Bước 5 CHỐT Ý, BÁM ĐỀ 3. Cấu trúc viết đoạn văn nghị luận văn học 200 chữ Cấu trúc Nội dung trình bày Dung lượng Mở đoạn - Giới thiệu tác giả, nét độc đáo của tác phẩm - Giới vấn đề cần bàn luận 3-4 dòng Thân đoạn Giải thích vấn đề bàn luận (nếu cần) Ví dụ: các khái niệm: tình huống, mẫu thuẫn, xung đột, thắt nút, mở nút, cấu tứ, hình ảnh, chủ đề... 2-3 dòng Triển khai phân tích làm rõ vấn đề: - Dẫn dắt vấn đề bàn luận - Dẫn chứng từ tác phẩm - Giải thích cách hiểu, lí giải tại sao? - So sánh với yếu tố khác (nếu cần) - Nhận xét, đánh giá vấn đề bàn luận 15 – 17 dòng Kết đoạn Ý nghĩa của vấn đề vừa bàn luận, liên hệ mở rộng 2-3 dòng
Tài liệu giảng dạy môn Văn – Tổng hợp & Biên soạn bởi Ms.P Group Zalo: CHUYÊN ĐỀ MÔN VĂN ÔN THI TỐT NGHIỆP Liên hệ Zalo: Thu Hương – Để cập nhật thêm tài liệu & trao đổi chuyên môn Tài liệu chất lượng - Kiến thức ngắn gọn, chính xác dẫn chứng đã phân tích (nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho những đặc sắc nghệ thuật đó). Đánh giá về thể thơ, hình ảnh thơ, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, giọng điệu... Công thức viết: dẫn + Trích thơ+ Nội dung và nghệ thuật PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT ĐOẠN (3 phút) Tổng kết lại vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích + Liên hệ, mở rộng Một số cách nối câu hay và độc đáo chuyển ý cho kết đoạn: 1. Cứ thế con chữ dẫn hiện lên theo gánh suy tư của tác giả về...( Hình ảnh/ tâm trạng/ ý thơ/...) 2. Gieo từng bước chân vào trang viết của mỗi thi nhân, ta lại thấy thấm đượm một câu chuyện gần gũi mà sâu sắc, phải chăng đây là lí do mà tác giả đã....(Hình ảnh/ tâm trạng/ ý thơ/...) 3. Trang nghệ thuật kia lại tiếp tục được nối dài khi nhà văn khắc hoạ về... 4. Nối tiếp dòng cảm xúc ấy ta thấy rằng... 1.2. Luyện tập vận dụng Đề 1 Viết đoạn văn nêu cảm nhân của em về khổ thơ sau: Đêm qua mưa thật là to Trăng sao ướt hết tối mò buồn ghê Sáng nay trời vội trở về Chiếu muôn tia nắng trên đê trong làng Bầy chim mừng rỡ hót vang Vườn hoa trước ngõ bướm vàng nhởn nhơ. ((Bài thơ yêu đời- Nguyễn Hữu Bào) Hướng dẫn viết Cấu trúc Nội dung trình bày Mở đoạn Giới thiệu tác phẩm, tác giả Nguyễn Hữu Bào+ Trích khổ thơ phân tích Thân đoạn - Bức tranh đêm mưa: + Thời gian: Đêm : Tối tăm, buồn bã, gọi nhìn cảm giác cô đơn + Hình ảnh: Mưa, trăng sao ướt, đường trơn: vạn vật ảm đạm, thê lương