Nội dung text 31. Sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 3/5 – Mã đề 038 D. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su chưa lưu hóa. Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng về quá trình điện phân ở hai điện cực? A. Sự oxi hoá xảy ra ở anode. B. Cation nhường electron ở cathode. C. Sự khử anion xảy ra ở cathode. D. Anion nhận electron ở anode. Câu 15: Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,. thường được in kí hiệu như hình dưới đây. Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây? A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CH-C 6 H 5 . C. CH 2 =CHCl. D. CH 2 =CHCH 3 . Câu 16: Phát biểu nào sau đầy đúng? A. Poly(vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethylene. B. Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Polybuta-1,3-diene được dùng để sản xuất cao su buna. Câu 17: Dây cầu chì thường được làm từ các kim loại như Thiếc (Sn), Chì (Pb) và Cadmium (Cd). Khi dòng điện vượt quá mức cho phép, dây chì sẽ nóng chảy và ngắt mạch, ngăn dòng điện tiếp tục lưu thông và tránh nguy cơ cháy nổ. Một số loại cầu chì dùng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp như hình bên. Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của các kim loại nói ở trên? A. Có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. B. Có độ dẫn điện cao. C. Có độ cứng tương đối thấp. D. Có tính dẻo cao. Câu 18: Bơ thực vật (chất béo no, ở dạng rắn) có thể được tạo ra từ dầu thực vật (chất béo không no, ở dạng lỏng) bằng phản ứng hóa học nào sau đây? A. Xà phòng hoá. B. Thuỷ phân. C. Hydrogen hoá. D. Hydrate hoá. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Tại một nhà máy sản xuất rượu, cứ 10 tấn tinh bột (chứa 6,85% tạp chất trơ) sẽ sản xuất được 7,21 m³ dung dịch ethanol 40° (cho khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,789 g/cm³). Tinh bột là một polysaccharide gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau tạo ra hai dạng mạch amylose và amylopectin. Dưới đây là một đoạn cấu tạo của tinh bột: a) Amylopectin có các gốc α-glucose liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside. b) Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn trong môi trường acid tạo thành glucose. c) Hiệu suất của quá trình sản xuất ethanol ở trên đạt 40% (kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng đơn vi). d) Đoạn mạch trên có các gốc α-glucose được liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside. Câu 20: Quá trình điện phân để mạ đồng (Cu) lên một chiếc chìa khoá được làm từ thép không gỉ, được mô tả ở hình vẽ (cathode là chìa khóa, anode là đồng thô, dung dịch điện phân là CuSO 4 ). Biết cường độ dòng điện không đổi là 10A, thời gian điện phân là 16 phút 5 giây, Cu có khối lượng riêng là 8,9
Trang 4/5 – Mã đề 038 gam/cm³, nguyên tử khối của Cu là 64; F = 96500 C/mol; hiệu suất điện phân 100%. Sơ đồ điện phân mạ đồng lên chìa khoá: a) Anode xảy ra quá trình khử ion Cu 2+ . b) Trong quá trình điện phân, điện cực anode tan dần. c) Trong quá trình điện phân, số mol muối CuSO 4 không thay đổi. d) Nếu chiếc chìa khóa có tổng diện tích cần mạ là 20 cm² thì bề dày lớp đồng bám đều trên chiếc chìa khóa là 0,006 cm (làm tròn đến hàng phần nghìn). Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh xác định thành phần của chiếc định sắt (đinh sắt được làm từ hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố khác) đã bị oxi hóa một phần thành gỉ sắt (Fe 2 O 3 .nH 2 O) theo các bước sau: Bước 1: Hòa tan hoàn toàn đinh sắt vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, nóng (dùng gấp đôi lượng phản ứng), thu được 200 mL dung dịch X và 0,2225 mol H 2 . Bước 2: Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào 20 mL dung dịch X, thu được 14,4 gam kết tủa. Bước 3: Nhỏ từ từ dung dịch KMnO 4 0,1 M vào 20 mL dung dịch X đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 46 mL. Giả thiết toàn bộ gỉ sắt tạo ra bám trên đinh sắt; carbon và một số nguyên tố khác trong đinh sắt là những chất không tham gia phản ứng trong các bước. a) Ở bước 1 và bước 3 đều xảy ra phản ứng oxi – hóa khử. b) Đinh sắt bị gỉ chủ yếu do ăn mòn điện hóa học. c) Phần trăm khối lượng sắt đã bị oxi hóa thành gỉ sắt là 20% (làm tròn đến hàng đơn vị). d) Sau bước 1, trong dung dịch X chỉ chứa hai muối tan. Câu 22: Acid béo là thành phần quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Cho acid béo oleic acid và linoleic acid với công thức, kèm theo nhiệt độ nóng chảy: Oleic acid (t°nc = 13°C): Linoleic acid (t°nc = -5°C): a) Oleic acid và linoleic acid đều có khả năng làm mất màu dung dịch bromine. b) Oleic acid và linoleic acid đều ở dạng đồng phân cis. c) Oleic acid và linoleic acid đều là các acid béo omega-6. d) Một loại mỡ động vật chứa 50% triolein, 30% tripalmitin và 20% tristearin về khối lượng. Khối lương muối RCOONa điều chế từ 100 kg loại mỡ trên là 110,25 kg. (Cho hiệu suất phản ứng là 100%, kết quả làm tròn, lấy đến hàng phần trăm) PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được có chứa muối sodium stearate. Phân tử khối của sodium stearate là bao nhiêu? Câu 24: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 2,0 kg than đá. Giả thiết loại than đá này chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ không cháy. Cho các phản ứng: C(s) + O 2 (g) → CO 2 (g) Δ r = -393,5 kJ/mol S(s) + O 2 (g) → SO 2 (g) Δ r = -296,8 kJ/mol Hiệu suất sử dụng nhiệt là 37,5%. Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện? (Biết cứ 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 25: Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây: