Nội dung text Chương VI - Bài 1 - MÔ TẢ VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRÊN BẢNG VÀ BĐ.docx
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 1 XSTK 9 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Kiến thức cần nhớ 1. Biểu diễn dữ liệu trên các bảng thống kê. Để biểu diễn dữ liệu trên bảng thống kê, ta có thể làm như sau: Bước 1. Các đối tượng thống kê lần lượt được biểu diễn ở cột đầu tiên, trong khi các tiêu chí thống kê lần lượt được biểu diễn ở dòng đầu tiên hoặc ngược lại. Bước 2. Các số liệu thống kê theo tiêu chí của mỗi đối tượng thống kê lần lượt được biểu diễn ở dòng (hoặc cột) tương ứng. Lựa chọn và biểu diễn dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp: Để biểu diễn dữ liệu thống kê, ta cần lựa chọn bảng, biểu đồ thích hợp. Để có thể hoàn thiện được biểu đồ thống kê (hoặc bảng thống kê) đã lựa chọn, ta cần biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ (hoặc bảng) đó. Muốn vậy, ta cần biết cách xác định mỗi yếu tố của biểu đồ (hoặc bảng) thống kê đó. 2. Biểu diễn một tập dữ liệu trên các biểu đồ. 2.1. Để biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ tranh, ta có thể làm như sau: Bước 1. Các đối tượng thống kê được biểu diễn ở cột đầu tiên của bảng thống kê. Bước 2. Chọn biểu tượng để biểu diễn số liệu thống kê. Các biểu tượng đó được trình bày ở dòng cuối cùng trong bảng thống kê. Bước 3. Số liệu thống kê theo tiêu chí của mỗi đối tượng thống kê đươc biểu diễn bằng các biểu tượng ở dòng tương ứng trong bảng thống kê. 2.2. Để biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ cột, ta có thể làm như sau: Bước 1. Vẽ hai trục vuông góc với nhau - Trên trục nằm ngang: biểu diễn các đối tượng thống kê - Trên trục thẳng đứng: xác định độ dài đơn vị để biểu diễn số liệu thống kê và cần chọn độ dài đơn vị thích hợp với số liệu Bước 2. Tại vị trí các đối tượng thống kê trên trục nằm ngang, vẽ những cột hình chữ nhật: cách đều nhau; có cùng chiều rộng; có chiều cao thể hiện số liệu thống kê theo tiêu chí của mỗi đối tượng thống kê Bước 3. Hoàn thiện hiểu đồ: ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần). Nhận xét Cách vẽ biểu đồ cột kép tương tự như cách vẽ biểu đồ cột. Nhưng tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, ta vẽ hai cột sát nhau thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó. Các cột thể hiện số liệu theo cùng một tiêu chí thống kê của các đối tượng hường được tô cùng màu để thuận tiện cho việc đọc biểu đồ. 2.3. Để biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ đoạn thẳng, ta có thể làm như sau: CHỦ ĐỀ 23: MÔ TẢ VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRÊN CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 2 XSTK 9 Bước 1. Vẽ hai trục vuông góc với nhau tại điểm . - Trên trục nằm ngang: mỗi đối tượng thống kê được đánh dấu bằng một điểm và các điểm này thường được vẽ cách đều nhau. - Trên trục thẳng đứng: xác định độ dài đơn vị để biểu hiện số liệu thống kê và cần chọn độ dài đơn vị thích hợp với số liệu, đánh dấu điểm theo tiêu chí của đối tượng thống kê tương ứng. Bước 2. Với mỗi đối tượng thống kê, ta tiếp tục: - Xác định điểm đánh dấu số liệu thống kê trên trục thẳng đứng của đối tượng thống kê đó. - Kẻ bằng nét đứt một đoạn thẳng có độ dài bằng , vuông góc với trục nằm ngang và đi qua điểm đánh dấu đối tượng thống kê đó trên trục nằm ngang. Đầu mút trên của đoạn thẳng đó là điểm mốc của đối tượng thống kê. Bước 3. Vẽ đường gấp khúc gồm các đoạn thẳng nối liên tiếp các điểm mốc Bước 4. Hoàn thiện biểu đồ: ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi điểm mốc (nếu cần). Như vậy, mỗi điểm mốc được xác định bởi hai “tọa độ”, trong đó”hoành độ” là điềm đánh dầu đối tượng thống kê, “tung độ” là số liệu thống kê theo tiêu chí của đối tượng đó. 2.4. Để vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn các số liệu thống kê tính theo tỉ số phần trăm, ta có thể làm như sau: Bước 1. Vẽ đường tròn tâm bán kính . Bước 2. Chuyển đổi số liệu của một đối tượng thống kê (tính theo tỉ số phần trâm) vẽ số đo cung tương ứng với đối tượng thống kê đó (tính theo độ) dựa trên nguyên tắc sau: tương ứng với . Các số đo cung tương ứng với các đối tượng thống kê được cho ở bảng sau: Đối tượng thống kê … Số đo cung tương ứng (đơn vị: độ) … Bảng 7 Chú ý: Bước 3. - Vẽ tia gốc theo phương thẳng đứng - Căn cứ vào Bảng 7, sử dụng thước thẳng và thước đo độ, vẽ theo chiều quay cảu kim đồng hồ các cung lần lượt có số đo là . Khi đó cung có số đo là: Bước 4. Hoàn thiện biểu đồ: ghi tên đối tương thống kê vào hình quạt tương ứng; ghi số liệu tương ứng trên mỗi hình quạt; các hình quạt được màu khác nhau (nếu cần) và xóa đi những thông tin không cần thiết trong biểu đồ.
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 3 XSTK 9 Chú ý: Bán kính của đường tròn được vẽ ở Bước 1 nên chọn phù hợp với tính thẩm mĩ của biểu đồ. Nhận xét Biểu đồ hình quạt tròn cho phép nhận biết nhanh chóng mỗi đối tượng thống kê chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thống kê. Bảng thống kê hoặc biểu đồ cột cho phép nhận biết nhanh chóng số liệu thống kê (theo tiêu chí) của mỗi đối tượng thống kê và so sánh các số liệu đó. Để vẽ biểu đồ hình quạt tròn từ bảng thống kê (hoặc từ biểu đồ), trước hết từ các số liệu ở bảng đó (hoặc ở biểu đồ cột đó) cần xác định các số đo cung tương ứng với các đối tượng thống kê. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ phần trăm diện tích trồng các loại cây ăn quả ở một trang trại: Tỉ lệ phần trăm diện tích trồng nhãn và vải thiều là A. 17,5% B. 37,5% C. 47,5% D. 30% . Nhãn Xoài Vãi thiều Các loại cây ăn quả khác 20% 27.5% 17.5% Câu 2. Biểu đồ hình quạt dưới đây cho biết tỉ số phần trăm các phương tiện được sử dụng để đến trường của các em học sinh của một trường học. Loại phương tiện được sử dụng nhiều nhất là A. xe đạp B. ô tô. C. xe máy D. đi bộ. Đi bộ Xe đạp Xe máy Ô tô 10% 15% 30% 45% Câu 3. Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cho biết những tháng nào có lượng mưa trên 300 mm?
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG VI 4 XSTK 9 123456789101112 0 50 100 150 200 250 300 350 400 14 4951 213 309295 271 342 260 119 47 Lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại TP.HCM (mm) A. Tháng 6, 7. B. Tháng 6, 9. C. Tháng 7, 8. D. Tháng 9, 10. Câu 4. Biểu đồ bên dưới biểu diễn sản lượng lương thực thế giới thời kì từ năm 1950 đến năm 2003. 195019701980199020002003 0 500 1000 1500 2000 2500 676 1213 1561 195020602021 Sản lượng lương thực thế giới thời kì 1950 - 2003 Sản lượng lương thực thế giới thời kì 19502003 đạt thấp nhất vào năm A. 2000 B. 2060 . C. 2003 D. 1950 . Câu 5. Cửa hàng của bác Minh trong 4 tháng đầu năm bán được số lượng tivi như sau: 16 Tháng 4Tháng 1 20 14 Tháng 2ThángTháng 3 10 Số ti vi đã bán 10 15 20 25 5 Lượng ti vi bán trong 4 tháng đầu năm 0 Quan sát biểu đồ hãy cho biết tháng 3 cửa hàng bác Minh bán được bao nhiêu chiếc tivi? A. 16 B. 20 . C. 14 D. 10 . Câu 6. Diện tích trồng rừng tập trung ở một số địa phương từ năm 2015 đến năm 2020 (tính theo nghìn hecta) được cho trong bảng sau: Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích rừng trồng tập trung 6 8 10 12 15 18 Hãy cho biết năm nào, địa phương trên trồng được nhiều rừng nhất? A. 2020 B. 2015 C. 2017 D. 2019