Nội dung text Tóm tắt lý thuyết trọng tâm định chế tài chính - HI 48K DUE Z.pdf
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH I. Hệ thống tài chính: - Theo cách tiếp cận dựa vào phương thức thị trường, hệ thống tài chính có thể được hiểu là tổng thể các thiết chế (quy định) thị trường (tài chính), định chế tài chính (trung gian tài chính/ định chế tài chính trung gian) và công cụ tài chính nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Hai nhóm quan hệ chính trong hệ thống tài chính: Quan hệ tài chính trực tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua thị trường tài chính. Quan hệ tài chính gián tiếp: dòng dịch chuyển tài chính được thực hiện thông qua trung gian tài chính. II. Thị trường tài chính: 1) Chức năng của thị trường tài chính: - Công cụ tài chính: hàng hoá giao dịch trên thị trường: + Chức năng dẫn vốn. (đưa vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn) + Chức năng khuyến khích tiết kiệm (gửi tiền vào trung gian tài chính) và đầu tư (mua công cụ tài chính). + Chức năng gia tăng thanh khoản (việc mua đi bán lại, dễ dàng chuyển hoá thành tiền) cho các tài sản tài chính (sau khi đã thuộc quyền kiểm soát của ai đó). - Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cho phép vốn dịch chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư tốt hơn.
- Tính chất luân chuyển của CCTC trên thị trường: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 2.2.) Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: - Thị trường sơ cấp là thị trường giao dịch những chứng khoán được phát hành lần đầu ra công chúng. -> tăng vốn cho Tổ chức phát hành, cung cấp hàng hóa cho thị trường thứ cấp.=> VT: khởi tạo vốn - Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trước đó. + Cung cấp thanh khoản cho những nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán. -> Lợi nhuận cho NĐT + Xác định giá của các chứng khoán mà công ty phát hành ra công chúng trên thị trường sơ cấp. Ví dụ: Công ty ABC phát hành cổ phiếu (1000 CP) => Sơ cấp (X: 500 CP, Y: 300 CP, Z: 200 CP) 100.000đ/CP => 1000*100.000 = 100.000.000 X bán 100 CP cho E: 150.000 -> thứ cấp. E bán 50 CP cho F: 200.000 -> thứ cấp. X mua 50 CP: 250.000 -> thứ cấp. - Hình thức tổ chức thị trường: Thị trường tập trung và thị trường bán tập trung OTC. 2.3.) Thị trường tập trung và thị trường bán tập trung: Phải có cơ quan quản lý (thiết chế, quy định vận hành) - Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch chứng khoán được tổ chức tập trung tại một nơi nhất định. -> sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán niêm yết. - Thị trường bán tập trung (Thị trường OTC) là thị trường mà việc giao dịch chứng khoán không được thực hiện tại một địa điểm giao dịch cố định, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế thương lượng thông qua sự trợ giúp của hệ thống máy tính được kết nối giữa các thành viên tham gia thị trường. - Thời hạn thanh toán của CCTC (ngắn hạn/ dài hạn): Thị trường tiền tệ và thị trường vốn. 2.4.) Thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Công cụ nợ ngắn hạn, công cụ nợ dài hạn. Cổ phiếu (Cc vốn CP): dài hạn. Thị trường tiền tệ (giao dịch công cụ thị trường tiền tệ) là thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn (thông thường có kỳ hạn dưới một năm).
Thị trường vốn (giao dịch công cụ vốn) là thị trường giao dịch các công cụ nợ dài hạn (trái phiếu) và công cụ vốn cổ phần (cổ phiếu). III. Định chế tài chính: Định chế tài chính/ Trung gian tài chính/ Định chế tài chính trung gian: Là những tổ chức hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, có đặc điểm là cung cấp các dịch vụ tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế. => Đặc điểm phân biệt: đầu tư vào các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, ...) thay vì đầu tư vào các tài sản thực (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, v.v.). 1) Chức năng của định chế tài chính: - Dẫn vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn. - Giảm chi phí (toàn bộ thời gian, công sức, tiền bạc, ... bỏ ra để đạt được lợi ích nào đó) giao dịch (tài chính = chuyển vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn): Chi phí: chi phí giao dịch, chi phí pháp lý, công chứng giấy tờ, chi phí cho người môi giới. + Sự chuyên môn hóa cao. + Kinh nghiệm. + Lợi thế kinh tế do quy mô - Chia sẻ rủi ro (sự không chắc chắn về nguồn tiền trong tương lai; có khả năng sinh lời, và có khả năng thua lỗ): + Chuyển hoá tài sản (Asset transformation): các trung gian tài chính tạo và bán các tài sản có rủi ro đa dạng, phù hợp với các đối tượng khác nhau => sử dụng số tiền thu được từ việc bán tài sản để mua các tài sản khác có nhiều rủi ro hơn. Ví dụ: NHTM sử dụng tiền gửi (huy động vốn) -> đi cho vay. NHTM nhận tiền gửi từ KH: 100 triệu (nợ đối với ngân hàng) -> NH phải trả cho KH (5%). NHTM cho KH vay tiền: 50 triệu (Tài sản của NH) -> Khách hàng đi vay trả lãi cho NH (10%). + Đa dạng hóa tài sản đầu tư (Diversification): Không bỏ trứng vào cùng một rổ. (Không đem toàn bộ số tiền huy động được cho vay; ngân hàng sẽ đi mua cổ phiếu, trái phiếu, mua bất động sản.) - Giảm chi phí thông tin (do bất đối xứng thông tin: chúng ta không hiểu rõ bản thân đối phương bằng chính họ.) + Lựa chọn đối nghịch (xảy ra trên thị trường tài chính trước khi giao dịch diễn ra): được hạn chế, (trong trường hợp không có trung gian tài chính, người càng đi vay thì càng có rủi ro. Tưởng tốt nhưng không tốt, vì mình không nắm được thông tin của họ.)