PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 19. THPT MARIE CURIE - TP HỒ CHÍ MINH (Thi thử Tốt Nghiệp THPT môn Vật Lí 2025).docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT MARIE CURIE ĐỀCHÍNH THỨC Đề thi gồm: 05 trang ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG – LẦN 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Vật lý – Khối: 12 KHTN Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh……………………………………………………… Số báo danh Mã đề: 104 Cho biết: π = 3,14; T(K) = t( 0 C) + 273; R = 8,31 J. mol -1 ; N A = 6,02.10 23 hạt/mol PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng có mối liên hệ như thế nào với nhiệt độ tuyệt đối? A. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng không tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. B. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng tỉ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối. C. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Câu 2: Trong thí nghiệm Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì A. các phân tử nước chuyển động không ngừng. B. chúng là các thực thể sống. C. chúng là các phân tử. D. giữa chúng có khoảng cách. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí hiđro ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0 C. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 0 C bằng A. 27,3 cm 3 . B. 44,5 cm 3 . C. 35,9 cm 3 . D. 43,4 cm 3 . Câu 4: Động năng trung bình của phân tử khí lí tưởng ở 30 0 C có giá trị là A. 6,27.10 -21 J. B. 6,21.10 -22 J. C. 6,11.10 -22 J. D. 6,17.10 -21 J. Câu 5: Hơ nóng một khối khí trong ống nghiệm có nút đậy kín (hình a) và kết quả (hình b). Hiện tượng nút bị đẩy bật ra khỏi ống là do A. Nội năng của chất khí giảm xuống. B. Nội năng của chất khí tăng lên. C. Nội năng của chất khí bị mất đi. D. Nội năng của chất khí không thay đổi. Câu 6: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng định luật Charles với tiến trình như sau. + Bố trí thí nghiệm như hình (1) với ống mao dẫn một đầu kín, một đầu hở, bên trong ống có cột không khí ngăn cách với bên ngoài bằng giọt thủy ngân. + Tiến hành đo chiều cao của cột khí trong ống thủy tinh ở các nhiệt độ khác nhau của nước trong cốc thủy tinh. + Vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều cao cột khí h (cm) theo nhiệt độ của nước trong cốc thủy tinh T (K) như hình (2). h(cm) T(K) 23 24 25 26 27 28 29 270280290300310320330 Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng áp Dựa vào đồ thị đó, nếu chiều cao cột khí có giá trị 30 cm thì nhiệt độ của nước có giá trị gần bằng
A. 353 0 C B. 348 0 C C. 80 0 C D.75 0 C Câu 7: Khi nén khí đẳng nhiệt trong xi lanh thì số phân từ trong một đơn vị thể tích A. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. không đổi. Câu 8: Một khối khí xác định có thể biến đổi trạng thái để có thể tích và áp suất ứng với các điểm a, b, c, d trong đồ thị pOV như hình bên. Khối khí có nhiệt độ nhỏ nhất ứng với trạng thái của điểm A. a B. c C. b D. d p V O a b c d Câu 9: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15 lít, 300 K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12 lít. Nhiệt độ của khí nén bằng A. 420 Κ. Β. 400 Κ. C. 150 K. D. 600 K. Câu 10: Đầu năm 2024, các quốc gia Bắc Âu đã chứng kiến thời tiết cực lạnh, với nhiệt độ thấp nhất trong 25 năm ở mức -44,3 0 C, người dân đã đun sôi nước, nhanh chóng mang ra ngoài và hất tung nó theo hình vòng cung trên không trung, ngay lập tức biến thành một đám mây băng giá. Đây là hiện tượng A. ngưng kết. B. đông đặc C. ngưng tụ D. nóng chảy. Câu 11: Phương trình trạng thái khí lí tưởng cho biết mối liên hệ giữa các đại lượng nào sau đây? A. nhiệt độ tuyệt đối và thể tích. B. thể tích và áp suất. C. nhiệt độ tuyệt đối, thể tích và áp suất. D. nhiệt độ tuyệt đối và áp suất. Câu 12: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phần tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 13: Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi được đun nóng và để nguội. Thời gian nước sôi là A. 8 phút. B. 6 phút. C. 2 phút. D. 4 phút. 0 (tC) Nhiệt độThời gian (phút) 1020 20 40 60 80 100 O BC D Câu 14: Hai bình cùng dung tích chứa cùng một loại khí với khối lượng m 1 và m 2 có đồ thị biến đổi áp suất theo nhiệt độ như hình bên. Mối quan hệ giữa m 1 và m 2 là A. m 1 ≤ m 2 . B. m 1 = m 2 . C. m 1 > m 2 . D. m 1 < m 2 . O p T 2m 1m Câu 15: Nhiệt độ nào sau đây không tồn tại trong thực tế? A. 365 0 C B. 758 0 C C. -324 0 C D. -142 0 C
Câu 16: Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi dưới áp suất khí quyển bằng 1 atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để m' = 100 g nước sôi hóa thành hơi có giá trị bằng bao nhiêu kJ? A. 460 kJ. B. 690 kJ C. 230 kJ. D. 767 kJ. Câu 17: Độ Fahrenheit (°F hay độ F), là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheita), ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh. Công thức chuyển đổi giữa thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ Celcius là t ( 0 F) = 32 + 1,8.t ( 0 C). Nhiệt dung riêng của nước ứng với thang nhiệt độ Celsius là 4200 J/kg. 0 C. Trong thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt dung riêng của nước có giá trị xấp xỉ A. 7560,0 J/kg. 0 F B. 2333,3 J/kg. 0 F C. 124,3 J/kg. 0 F D. 131,2 J/kg. 0 F Câu 18: Quá trình biến đổi trạng thái khí trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình A. đẳng áp. B. đoạn nhiệt. C. đẳng nhiệt. D. đẳng tích. Câu 19: Khí hydrogen ở nhiệt độ 27°C có áp suất 2,46 atm chứa trong bình kín có dung tích 1 lít. Khối lượng mol của khí hydrogen là 2 g/mol. Khối lượng của khí hydrogen trong bình là A. 0,4 g. B. 0,2 g. C. 0,1 g. D. 0,3 g. Câu 20: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí trong hệ tọa độ p – T như hình vẽ bên. T2T 1T 1p 2p O (1) (2)p V T 1V 2V 1T 2T (1) (2) O V T 1V 2V 1T 2T (1) (2) O V T 1V 1T 2T O V T (1)(2) 2T 1T 1V O Hình a Hình b Hình c Hình d A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: "Quả trứng tự chui vào chai cổ hẹp" Làm thế nào để cho quả trứng luộc đã bóc vỏ vào trong chai (cổ chai nhỏ hơn quả trứng) và lấy quả trứng ra khỏi chai mà trứng không bị vỡ? Phát biểu Đún g Sai a) Để đưa quả trứng vào chai, trước tiên sẽ đặt chai vào trong tủ lạnh. Sau đó lấy chai ra ngoài, đặt quả trứng lên miệng chai rồi rót nước nóng lên thành chai. b) Đặt quả trứng lên miệng chai, rót nước nóng lên thành chai, áp suất của khí trong chai sẽ tăng lớn hơn so với áp suất bên ngoài và làm cho quả trứng đi vào trong chai. c) Để lấy trứng ra khỏi chai, ta dốc ngược miệng chai xuống để trứng nằm sát miệng chai và dội nước nóng quanh chai hoặc hơ nóng chai. d) Khi trứng ở trong chai và nằm sát miệng chai, chai được dội nước nóng, áp suất trong chai tăng lớn hơn so với áp suất bên ngoài sẽ đẩy trứng ra khỏi miệng chai.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.