Nội dung text Chủ đề 8. Công nghệ nuôi thủy sản.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 8. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Giá trị pH phù hợp của nước nơi đặt lồng nuôi cá rô phi là A. Từ 3 đến 7. B. Từ 5 đến 7. C. Từ 6,5 đến 8,5. D. Từ 3 đến 4. Câu 2. Vị trí đặt lồng nuôi cá rô phi trên sông cần thoáng gió, có mặt nước rộng và tốc độ dòng chảy phù hợp khoảng A. 0,2 – 0,3 m/s. B. 2 – 3 m/s. C. 20 – 30 m/s. D. 10 – 30 m/s. Câu 3. Không nên đặt lồng nuôi cá ở vị trí nào sau đây? A. Sông. B. Hồ chứa. C. Bãi triều. D. Hồ thuỷ điện. Câu 4. Lồng nuôi cá rô phi trên sông thành từng cụm, số ô lồng phù hợp trong mỗi cụm lồng nuôi cá là A. khoảng 10 đến 15 lồng. B. khoảng 5 đến 10 lồng. C. khoảng 20 đến 40 lồng. D. khoảng 1 đến 5 lồng. Câu 5. Số lượng phao phù hợp để nâng đỡ cho mỗi ô lồng là A. từ 5 đến 10 phao. B. từ 8 đến 12 phao. C. từ 1 đến 2 phao. D. từ 20 đến 30 phao. Câu 6. Chọn các rô phi giống cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? A. Chọn cá khoẻ, đồng đều, màu sắc tươi sáng, mang ít mầm bệnh. B. Chọn cá khoẻ mạnh, kích cỡ không đồng đều, mang ít mang mầm bệnh. C. Chọn cá khoẻ mạnh, không đồng đều, mang nhiều mầm bệnh. D. Chọn cá khoẻ, đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh. Câu 7. Khi nói về khâu lựa chọn và thả giống cá rô phi nuôi trong lồng, có các nhận định như sau: (1) Mật độ cá thả phụ thuộc vào kích cỡ cá và vị trí đặt lồng. (2) Tiến hành thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt.
(3) Trước khi thả cá, cần tắm cá trong dung dịch nước muối đậm đặc khoảng 5 – 10 phút. (4) Nên thả cá từ từ cho cá làm quen với môi trường nước mới. Số nhận định đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 8. Người nuôi thường cho cá rô phi ăn 2 lần trong ngày, vào khoảng thời gian phù hợp là A. khoảng 8 – 9 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều. B. khoảng 5 – 6 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều. C. khoảng 3 – 4 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều. D. khoảng 4 – 5 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều. Câu 9. Cho các phát biểu như sau: (1) Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông. (2) Nước sạch không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt. (3) Đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở. (4) Vị trí đặt lồng phải thuận lợi giao thông để thuận tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lí, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. (5) Môi trường nước để đặt lồng phải đảm bảo các yếu tố kĩ thuật về độ pH, nồng độ oxygen hoà tan, amoni tổng số, độ trong. Có bao nhiêu phát biểu đúng về những vấn đề người nuôi cần lưu ý khi đặt lồng nuôi cá rô phi? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 10. Cho các phát biểu như sau: (1) Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước. (2) Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên chìm để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước. (3) Số lượng và chất lượng thức ăn phải được điều chỉnh theo kích cỡ cá. (4) Vào những ngày thời tiết xấu nên tăng lượng thức ăn cho cá. (5) Người nuôi cần định kì kiểm tra tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá hằng ngày. Những phát biểu không đúng khi nói về khâu quản lí, chăm sóc cá rô phi nuôi trong lồng là: A. (2), (3). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (5).
Câu 11. Để sát khuẩn và hạn chế kí sinh trùng tại mỗi lồng nuôi cá, không nên dùng loại hoá chất nào? A. Chlorine. B. Iodine. C. Phèn nhôm. D. Vôi. Câu 12. Khi phát hiện nguồn nước nuôi cá không đảm bảo, không nên thực hiện biện pháp nào sau đây: A. Treo túi vôi hoặc sử dụng thuốc sát trùng nguồn nước chậm tan ở giữa lồng để sát trùng nguồn nước. B. Cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc tăng cường miễn dịch, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho cá. C. Vớt bỏ cá ra khỏi lồng và đem xử lí theo quy định. D. Có thể cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt nội, ngoại kí sinh trùng. Câu 13. Đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra tại lồng nuôi cá rô phi, người nuôi cần xử lí một số cách sau đây: (1) Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi. (2) Gửi mẫu cá có biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm, xin tư vấn của nhà chuyên môn. (3) Tiến hành sát trùng lưới, dụng cụ, nguồn nước nuôi lồng. (4) Thu hoạch sớm tất cả cá trong lồng nuôi. (5) Điều trị cho cá bằng các loại thuốc theo liều lượng, cách dùng theo quy định. Số cách xử lí đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 14. Trước khi thu hoạch cá rô phi thương phẩm cần lưu ý những vấn đề như sau: (1) Không đánh bắt, tiêu thụ cá thương phẩm khi dừng sử dụng thuốc điều trị chưa hết thời gian quy định. (2) Trước khi thu hoạch, dừng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày. (3) Khi đánh bắt cá trong lồng lưới cần kéo dồn cá nhẹ nhàng, cẩn thận về một góc để tránh làm cá nhảy ra khỏi lồng. (4) Cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống phù hợp; đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá. (5) Cá thương phẩm cần được lưu giữ, vận chuyển đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát, cung cấp đủ oxygen, nên tiêu thụ ngay trong ngày. Số lưu ý đúng là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 15. Kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao từ giống lên thương phẩm hiện nay được chia thành mấy giai đoạn? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 16. Hệ thống ao nuôi tôm ở mỗi giai đoạn đều cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: (1) Ao được lắp đặt hệ thống sục khí hoặc có thể thêm quạt nước hoặc mái che vào mùa nóng. (2) Vệ sinh, khử trùng ao nuôi bằng hoá chất phù hợp trước cấp nước. (3) Nước trước khi đưa vào ao phải được lọc và khử trùng theo đúng quy trình. (4) Sử dụng các men vi sinh để gây màu cho ao nuôi. (5) Thử nước với tôm giống trước khi thả giống chính thức. Số phương án đúng là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 17. Tiêu chuẩn phù hợp của tôm giống được thả vào ao nuôi khi có kích thước A. từ 5 đến 7 mm. B. từ 3 đến 5 mm. C. từ 2 đến 7 mm. D. từ 9 đến 11 mm. Câu 18. Khi thả tôm giống vào ao nuôi, cần chú ý những yêu cầu sau: (1) Lựa chọn tôm giống khoẻ mạnh, đạt yêu cầu kích thước và chất lượng, được sản xuất từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định. (2) Tôm cần được thuần hoá độ mặn và pH tương đương với điều kiện của ao ương giai đoạn một. (3) Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý. (4) Ngâm bao tôm giống xuống ao từ 15 đến 20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trước khi thả để tránh tôm bị sốc nhiệt. Số phương án đúng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 19. Khi lượng oxygen trong nước ao nuôi tôm xuống quá thấp, biện pháp điều chỉnh nào sau đây là không phù hợp? A. Bật quạt nước, máy sục khí để tăng lượng oxygen trong nước. B. Bơm nước mới vào ao để bổ sung oxygen. C. Tăng số lượng tôm trong ao để giảm nhu cầu oxygen.