PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text THPT TĨNH GIA 4 - THANH HÓA - HÓA.docx

1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 ĐỀ THI KHẢO SÁT TNTHPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (Đề thi có 28 câu ,40 lệnh hỏi) Cho: H=1; C=12; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; S= 32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Mn = 55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Ethyl formate là chất có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Ethyl formate có CTCT là A. HCOO-CH 2 -CH 2 -CH 3 . B. HCOO-CH(CH 3 ) 2 . C. HCOO-CH 2 -CH 3 . D. CH 3 COOCH 2 -CH 3 . Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide? A. Tinh bột B. Saccharose C. Fructose D. Glucose Câu 3: Cho 2 o Zn/ZnE0,762V , 2 o Cu/CuE0,34V . Sức điện động chuẩn của một pin Galvani được tạo thành từ hai cặp oxi hoá – khử trên là A. 0,422 V. B. – 0,422V. C. 1,102 V. D. – 1,102 V. Câu 4: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 mm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 5: Chất giặt rửa tự nhiên như bồ hòn, bồ kết có ưu điểm nào sau đây? A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Rẻ tiền, dễ kiếm nên dễ sản xuất ở quy mô công nghiệp. C. Gây ô nhiễm môi trường đáng kể. D. Lành tính, không gây kích ứng da, không gây ô nhiễm môi trường. Câu 6: Kim loại nào sau đây thường được tách ra khỏi hợp chất bằng phương pháp thuỷ luyện? A. Al. B. Mg. C. K. D. Ag. Câu 7: Cho vài giọt nước bromine vào dung dịch aniline, lắc nhẹ thấy xuất hiện A. kết tủa đỏ nâu. B. kết tủa vàng. C. kết tủa trắng. D. kết tủa xanh. Câu 8: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nylon-6,6. B. Tơ acetate. C. Tơ tằm. D. Tơ capron Câu 9: Một amino acid có công thức cấu tạo CH₃-CH(NH₂)-COOH có tên thay thế là A. α-amino propionic. B. 2-amino propanoic. C. 2-amino propionic. D. alanine. Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H 2 SO 4  đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO 4  và FeSO 4 . B. MgSO 4  và Fe 2 (SO 4 ) 3 .      C. MgSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3  và FeSO 4 .   D. MgSO 4 . Câu 11: Tuyến nội tiết nào sau đây giữ cho nồng độ glucose trong máu ổn định? A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy. C. Tuyến thượng thận. D. Tuyến giáp. Câu 12. Ở Việt Nam, độ cứng của nước thường được đánh giá dựa vào số mg CaCO 3 ứng với tổng số mol Ca 2+ và Mg 2+ trong 1 lít nước. Ví dụ trong 1 lít nước có 0,0020 mol Ca 2+ và 0,0005 mol Mg 2+ thì số mg CaCO 3 tính được là 250. Độ cứng của nước được đánh giá theo số liệu sau: Số mg/L 0 – 17,1 17,1 – 60 61 – 120 121 – 180 > 180 Loại nước Mềm Hơi cứng Cứng vừa phải Cứng Rất cứng Một mẫu nước có thể tích 50 mL được xác định chứa 0,0020 gam Ca 2+ , 0,0006 gam Mg 2+ , còn lại là các ion Na + , Cl – , HCO 3 - , SO 4 2- . Mẫu nước trên thuộc loại A. nước cứng. B. nước hơi cứng. C. nước rất cứng. D. nước mềm.

3 Người ta có thể tiến hành điện phân dung dịch X (CuSO 4 ) nồng độ 0,5M, dư với cường độ dòng điện không đổi 2A, khi kết thúc điện phân (quá trình mạ hoàn thành) thì hết thời gian là t giây. Biết khối lượng riêng của copper là 8,95 g/cm³ và hiệu suất điện phân là 100%, giả thiết lớp mạ huy chương dày như nhau, toàn bộ lượng copper tạo ra đều bám hết vào tấm huy chương. Cho hằng số Faraday F = 96500, π = 3,14. a) Thanh copper là cực dương, huy chương được mạ sẽ đóng vai trò cực âm. b) Khi kết thúc điện phân bên điện cực anode thoát ra 8,193 lít (đkc). c) Chiều dòng electron di chuyển từ huân chương được mạ qua dây dẫn đến thanh copper. d) Thời gian điện phân 64800 giây. Câu 3: Lactose, hay đường sữa, được tổng hợp tự nhiên trong tuyến vú của động vật có vú và là thành phân chính tạo nên độ ngọt của sữa. Sữa người có khoảng 7,5% lactose, trong khi sữa bò chứa khoảng 4,5%. Lactose có vị ngọt thấp, chỉ bằng khỏng 1/6 so với sucrose. Về mặt cấu trúc, lactose là một đường khử được tạo thành từ một phân tử D-galactose và một phân tử D-glucose liên kết với nhau qua liên kết -1,4-glycoside trong đó carbon C1 của galactose liên kết với C4 của glucose. Khi xử lí với acid hoặc với enzyme lactase, lactose bị thuỷ phân thành galactose và glucose. Một số vi khuẩn coa thể chuyển hoá lactose thành lactic acid, gây ra hiện tượng “chua” của sữa chua a) Sữa bò có vị ngọt nhẹ hơn sữa người vì hàm lượng lactose thấp hơn. b) Độ ngọt thấp của lactose so với sucrose là do sự khác biệt về số lượng nguyên tử trong phân tử. c) Lactose chỉ được tổng hợp trong mô tuyến vú vì đây là nơi duy nhất có enzyme tạo liên kết -1,4-glycoside. d) Người thiếu enzyme lactase thì khó chuyển hoá lactose thành các monosaccharide đơn giản hơn. Câu 4: Isoamyl acetate có mùi chuối nên được dùng làm hương liệu nhân tạo. Trong ngành sơn, isoamyl acetate được dùng làm dung môi vecni, dung môi sơn mài,... Isoamyl acetate được điều chế theo các bước sau: Bước 1. Cho vào bình cầu 15 mL isoamyl alcohol (d=0,81 g/mL), 10 mL acetic acid (d = 1,049 g/mL) và 7,0 mL H 2 SO 4 đậm đặc, cho thêm vào bình vài viên đá bọt. Lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đứng vào miệng bình cầu. Sau đó đun nóng bình cầu trong khoảng 1 giờ. Bước 2. Sau khi đun, để nguội rồi rót sản phẩm vào phễu chiết, lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút, chất lỏng tách thành hai lớp, loại bỏ phần chất lỏng phía dưới, lấy phần chất lỏng phía trên. Bước 3. Cho từ từ dung dịch Na 2 CO 3 10% vào phần chất lỏng thu lấy ở bước 2 và lắc đều cho đến khi không còn khí thoát ra, thêm tiếp 20 mL dung dịch NaCl bão hoà rồi để yên khi đó chất lỏng tách thành hai lớp. Chiết lấy phần chất lòng phía trên, làm khan, ta thu được isoamyl acetate. a) Isoamyl acetate rất ít tan trong nước và có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. b) Thêm dung dịch Na 2 CO 3 ở bước 3 nhằm mục đích loại bỏ acid lẫn trong isoamyl acetate. c) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thể nhóm –OH của (CH 3 ) 2 CH–CH 2 –CH 2 OH bằng gốc CH 3 COO – .
4 d) Nếu hiệu suất phản ứng ester hoá là 60% và lượng isoamyl acetate bị hao hụt mất 4% thì khối lượng isoamyl acetate thu được là 10,23 gam. (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Số nguyên tử oxygen trong phân tử Ala-Gly-Lys-Val-Glu là Câu 2: Tiến hành cách thí nghiệm sau: (1) Cho mảnh Cu vào dung dịch AgNO 3 dư. (2) Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch FeCl 2 . (3) Cho sợi Mg vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 dư. (4) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau khi kết thúc thúc các phản ứng, có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra kim loại? Câu 3: Một tấn củ sắn khô chứa 38% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethyl alcohol. Xăng E5 có thể tích là ethyl alcohol là 5%. Dùng toàn bộ lượng ethyl alcohol thu được ở trên để pha chế xăng E5. V là số lít xăng E5 thu được sau khi pha trộn, biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 kg/L. Biết hiệu suất cả quá trình là 81%. Tính giá trị của V. Câu 4: Bordeaux (trong dân gian thường gọi Boóc đô) là thuốc diệt nấm, vi khuẩn trên cây trồng rất hiệu quả. Có thể tự pha chế thuốc Bordeaux 1% như sau: Hoà tan 1 kg vôi sống (CaO) trong 20 lít nước (lưu ý cẩn thận do phản ứng toả nhiệt mạnh và tạo sản phẩm có môi trường kiềm), 1 kg đồng xanh (CuSO 4 .5H 2 O) trong 80 lít nước. Khi đồng xanh và vôi tôi đã tan đều, tiến hành vừa khuấy nước vôi theo 1 chiều, vừa đổ từ từ 80 lít nước đồng xanh vào 20 lít nước vôi. Sau khi đổ hết nước đồng xanh vào nước vôi thì khuấy hỗn hợp thêm 2 – 3 phút cho đều là có thể đem đi sử dụng. Sản phẩm đạt yêu cầu khi dung dịch có màu xanh lam, không mùi, có độ kiềm nhẹ. Tổng khối lượng tối thiểu (kg) vôi tôi (Ca(OH) 2 ) và đồng xanh (CuSO 4 .5H 2 O) cần dùng để pha đủ lượng thuốc Bordeaux sử dụng cho 3 ha cây cà chua bị nấm lá. Giả sử để diệt nấm trên cây cà chua của 1 sào Bắc Bộ (360 m²) cần phun trung bình 60 lít thuốc Bordeaux 1%. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 5: Cho dãy các kim loại sau: Ca, Be, Fe, Na, K, Cu và Li. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là Câu 6: “Gas” trong bật lửa ga thực chất là hỗn hợp propane và butane (tên thương mại là “propan”). “Gas” là một phân đoạn của dầu mỏ, được thêm lượng nhỏ phụ gia, là có thể bơm vào bật lửa ga, bếp ga thậm chí cả ô tô. Để bảo quản, hỗn hợp khí được nén ở -43 0 C dưới áp suất 1,6 Mpa cho hỗn hợp lỏng với khối lượng riêng  l =0,547 g.ml -1 ; hỗn hợp lỏng hoá hơi cho hỗn hợp khí có khối lượng riêng  k =4,03 g.L -1 ở 20 0 C và 2 atm. Để vận chuyển “gas” lỏng thường chứa trong các bồn thể tích 86,7 dm 3 . Cho biết sinh nhiệt chuẩn (KJ.mol -1 ) các chất được cho trong bảng: Xác định lượng nhiệt toả ra (MJ) khi đốt cháy hoàn toàn “gas” trong một bồn đầy. Biết có thể tính mol khí theo công thức PV = nRT trong đó R là hằng số 0,082 latm/molK. Làm tròn đến hàng đơn vị ------ HẾT ------

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.