Nội dung text xem CHUONG 3. HOA 10 2024-2025. GIAI - Copy.pdf
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THỦ KHOA NGHĨA TP. CHÂU ĐỐC – AN GIANG Ths. DƯƠNG THÀNH TÍNH HÓA HỌC 10 Chương trình GDPT 2018 (Phiên bản mới: Theo cấu trúc đề minh họa 2025 của bộ giáo dục) CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Năm học : 2024 – 2025 LƯU HÀNH NỘI BỘ
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 – Chương 3: Liên kết hóa học 2024- 2025 Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD + CTST 1 CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC CHỦ ĐỀ 1: QUY TẮC OCTET VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC ............................................................2 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT...............................................................................................................2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 ..................................................3 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ........................................3 Mức 1: nhận biết ...........................................................................................................................3 Mức 2: thông hiểu .........................................................................................................................4 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai................................................................................................5 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn...........................................................................................7 CHỦ ĐỀ 2: LIÊN KẾT ION..................................................................................................................8 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT...............................................................................................................8 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 ..................................................9 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ........................................9 Mức 1: nhận biết ...........................................................................................................................9 Mức 2: thông hiểu .......................................................................................................................10 Mức 3: vận dụng .........................................................................................................................12 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai ..............................................................................................13 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn .........................................................................................14 CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ .........................................................................................16 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.............................................................................................................16 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 ................................................20 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ......................................20 Mức 1: nhận biết .........................................................................................................................20 Mức 2: thông hiểu .......................................................................................................................22 Mức 3: vận dụng .........................................................................................................................23 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai ..............................................................................................23 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn .........................................................................................25 CHỦ ĐỀ 4: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS .............................27 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.............................................................................................................27 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 ................................................30 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ......................................30 Mức 1: nhận biết .........................................................................................................................30 Mức 2: thông hiểu .......................................................................................................................31 Mức 3: vận dụng .........................................................................................................................32 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai ..............................................................................................33 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn .........................................................................................35 CHỦ ĐỀ 5: ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC.............................................................37
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 – Chương 3: Liên kết hóa học 2024- 2025 Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD + CTST 2 CHỦ ĐỀ 1: QUY TẮC OCTET VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. CÁCH BIỂU DIỄN ELECTRON HÓA TRỊ Các electron hoá trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố. Biểu diễn electron hóa trị của một số nguyên tử II. KHÁI NIỆM QUY TẮC OCTET Khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet hay quy tắc bát tử. Ví dụ 1: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, nguyên tử chlorine có 7 electron hoá trị, mỗi nguyên tư chlorine cần thêm 1 electron để đạt cẩu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron. Phân tử Cl2 được biểu diễn Xung quanh mỗi nguyên tử chlorine đều có 8 electron. Ví dụ 2: Khi hình thành liên kết hoá học trong phân tử NaF, nguyên tử Na có 1 electron hoá trị, nguyên tử F có 7 electron hoá trị, nguyên tử Na nhường 1 electron hoá trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau. III. HẠN CHẾ CỦA QUY TẮC OCTET Quy tắc octet chỉ đúng cho sự tạo thành liên kết hóa học giữa các nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn và một số nguyên tử của các nguyên tố có tính kim loại, phi kim điển hình. Ngoài ra có các ngoại lệ. Ví dụ: Trong phân tử PCl5, lớp ngoài cùng của P có 10 electron. P Cl Cl Cl Cl Cl IV. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
ThS. Dương Thành Tính Hóa học 10 – Chương 3: Liên kết hóa học 2024- 2025 Kết hợp kiến thức sách giáo khoa, sách bài tập của bộ: KNTT + CD + CTST 3 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1(SBT - KNTT): Liên kết hóa học là A. Sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. Sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững hơn. D. Sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 2(SBT - KNTT): Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. Kim loại kiềm gần kề. B. Kim loại kiềm thổ gần kề. C. Nguyên tử halogen gần kề. D. Nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 3 (SBT - KNTT): Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet ? A. (Z =12) B. (Z =9) C. (Z =11) D. (Z =10) Câu 4(SBT - KNTT): Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet ? A. B. B H H H C. D. Cl Cl Câu 5(SBT - KNTT): Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây ? A. H2S B. PCl5 C. SiO2 D. Br2 Câu 6(SBT - CTST): Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử ? A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững. B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng C. Để tổng số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8. D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất. Câu 7(SBT - CD): Nguyên tử oxygen (Z =8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng A. Nhường 6 electron B. Nhận 2 electron C. Nhường 8 electron D. Nhận 6 electron Câu 8(SBT - CD): Nguyên tử sodium (Z =11) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng A. Nhường 1 electron B. Nhận 7 electron C. Nhường 11 electron D. Nhận 1 electron Câu 9(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững. A. Silicon B. Beryllium C. Nitrogen D. Selenium Câu 10(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? A. Nitrogen B. Oxygen C. Sodium D. Hydrogen Câu 11(SBT - CD): Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? A. Calcium B. Magnesium C. Potassium D. Chlorine