PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 6. Tinh bột và cellulose.pdf

1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 6. TINH BỘT VÀ CELLULOSE I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của tinh bột, cellulose. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayder)). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer). Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose. - Nêu được trạng thái tự nhiên và trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose. - Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:
2 + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. + Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức hoá học: + Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của tinh bột, cellulose. + Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayder)). + Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer). Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose. + Nêu được trạng thái tự nhiên và trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose. + Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Hóa học 12. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
3 a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tinh bột và cellulose. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh: - GV nêu câu hỏi: Tinh bột và cellulose đều có đơn phân là glucose nhưng con người không tiêu hóa được cellulose. Em hãy giải thích vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Do con người không có ezyme giúp thủy phân cellulose. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
4 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV không đánh giá tình đúng sai của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Để trả lời câu hỏi đầu bài một cách chính xác nhất và tìm hiểu về cấu tạo tính chất của tinh bột và cellulose khác nhau như thế nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 6 – Tinh bột và cellulose. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo của tinh bột và cellulose a. Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo của tinh bột và cellulose. b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 28-29 và trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cấu tạo của tinh bột và cellulose. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cấu tạo của tinh bột: - GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ kết hợp kiến thức đã học, cho biết: Tinh bột thuộc loại vật liệu nào? Cho biết đơn vị cấu tạo nên tinh bột. - GV cho HS quan sát đồng thời các hình mô tả cấu tạo của amylose và amylopectin (theo thứ tự): I. Cấu tạo phân tử * Giống nhau: - Là polymer thiên nhiên. - Công thức phân tử: (C6H10O5)n. * Khác nhau: 1. Tinh bột - Gồm amylose và amylopectin: + Amylose: tạo thành từ nhiều α-glucose nối với nhau bằng liên kết α-1,4- glycoside, hình thành chuỗi xoắn. + Amylopectin: mạch phân nhánh; α- glucose liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4-glycoside; các chuỗi này liên kết với

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.