Nội dung text DEMO G019.pdf
Đa dạng hóa hoạt động nhóm trong công tác chủ nhiệm trên tinh thần "Chủ động - Sáng tạo" để nâng cao năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh lớp 5 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP.......................................2 1. Tên báo cáo biện pháp: Đa dạng hóa hoạt động nhóm trong công tác chủ nhiệm trên tinh thần "Chủ động - Sáng tạo" để nâng cao năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh lớp 5............................................................................. 2 2. Tác giả:........................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp.................................................................................. 2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp........................................ 3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.........................................5 2.1. Giao nhiệm vụ tổ chức tọa đàm chia sẻ kết hợp với mô hình “Lớp học đảo ngược” để phát huy tinh thần chủ động, tích cực cho học sinh.... 5 2.2. Vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học theo nhóm để nâng cao năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh......................................................... 7 2.3. Đổi mới giờ sinh hoạt lớp qua các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh............................................................ 10 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện...................................................12 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 14 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp................................................................................................................14 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn................................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15 PHỤ LỤC...........................................................................................................16
2.1. Giao nhiệm vụ tổ chức tọa đàm chia sẻ kết hợp với mô hình “Lớp học đảo ngược” để phát huy tinh thần chủ động, tích cực cho học sinh * Mục đích: Mục đích của hoạt động nhằm khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập và chia sẻ kiến thức với bạn bè. Biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tổ chức, giao tiếp, làm việc nhóm. Điều này góp phần nâng cao tinh thần tích cực trong học tập, tạo điều kiện cho các em thể hiện sự tự chủ trong việc khám phá kiến thức. * Nội dung và cách thực hiện: Để thúc đẩy tinh thần chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tôi đã áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với việc tổ chức tọa đàm chia sẻ như sau: Bước 1. Tôi chọn chủ đề phù hợp và thông báo trước cho học sinh, yêu cầu các em tự nghiên cứu kiến thức liên quan tại nhà. Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị cho nhiệm vụ tọa đàm hoặc “Lớp học đảo ngược”. Bước 3: Đến tiết học, học sinh sẽ chủ động thảo luận, chia sẻ kiến thức đã chuẩn bị từ trước, đồng thời trao đổi với nhau để củng cố hiểu biết. Bước 5. Sau buổi hoạt động, tôi yêu cầu học sinh viết bài chia sẻ cảm nhận của bản thân về hoạt động để đánh giá hiệu quả và cải thiện cho hoạt động sau. Ví dụ 1: Trong tuần sinh hoạt Chủ đề 7: Yêu thương gia đình. Tôn trọng phụ nữ, trang 63, Hoạt động trải nghiệm 5, Chân trời sáng tạo - Bản 1, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tọa đàm “Giữa lửa hạnh phúc gia đình”. Quá trình thực hiện cụ thể như sau: Trước đó 1 tuần tôi đã khuyến khích học sinh xung phong đăng ký tham gia vào nhóm chuẩn bị và điều phối hoạt động tọa đàm. Nhóm học sinh này khoảng 6 - 7 thành viên. Trong thời gian 1 tuần, tôi sẽ đồng hành cùng với học sinh để xây dựng kế hoạch, nội dung kịch bản cho buổi tọa đàm “Giữa lửa hạnh phúc gia đình”. Các hoạt động chuẩn bị bao gồm: - Xác định mục tiêu tọa đàm.
- Nghiên cứu và chuẩn bị các chủ đề thảo luận liên quan đến hạnh phúc gia đình, chẳng hạn như: sự đồng cảm, giao tiếp hiệu quả và cách duy trì sự hòa hợp,... - Xây dựng các câu hỏi để khơi gợi sự tham gia và thảo luận từ các bạn khác trong lớp. - Tổ chức trò chơi hoặc giao lưu văn nghệ,... Đến tiết sinh hoạt, tôi mời cả lớp cho một tràng pháo tay để khích lệ tinh thần cho nhóm học sinh. Tiếp đến, tôi mời nhóm học sinh điều phối, tổ chức hoạt động tọa đàm “Giữa lửa hạnh phúc gia đình” theo kịch bản đã xây dựng. Sau buổi tọa đàm, tôi sẽ tổ chức cho học sinh viết bài chia sẻ cảm nhận của bản thân. Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu Chủ đề 8: Em và môi trường xanh, trang 74, Hoạt động trải nghiệm 5, Chân trời sáng tạo - Bản 1, tôi đã chia nhóm, giao nhiệm vụ chuẩn bị thuyết trình về “Cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam”. Quá trình tổ chức như sau: Cuối giờ học tuần sinh hoạt trước tôi đã sử dụng “Vòng quay random” để chia nhóm và giao nhiệm vụ chuẩn bị thuyết trình cho các nhóm. Cụ thể: - Nhóm 1: Tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình về cảnh quan vùng núi và trung du Bắc bộ - Nhóm 2: Tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình về cảnh quan đồng bằng Bắc Bộ - Nhóm 3: Tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình về cảnh quan duyên hải miền Trung - Nhóm 4: Tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình về cảnh quan Tây Nguyên - Nhóm 5: Tìm hiểu và xây dựng bài thuyết trình về cảnh quan Nam Bộ