PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 3. GLUCOSE VÀ FRUCTOSE - Bản 2.docx

1 Chương 2. CARBOHYDRATE BÀI 3. GLUCOSE VÀ FRUCTOSE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose. - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mach vòng và gọi được tên của glucose và fructose. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper(ll) hydroxide, nước bromine, thuốc thửTollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper(ll) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens). - Trình bày được ứng dụng của glucose và fructose. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về loại hợp chất hữu cơ là một trong ba nhóm thực phẩm cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt những vấn đề về carbohydrate, saccharide, monosaccharide, hemiacetal, hemiketal, đóng vòng, mở vòng; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải bài tập có liên quan đến hợp chất glucose và fructose, về những ứng dụng của glucose trong thực tế cuộc sống. * Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: Trình bày được: - Khái niệm, cách phân loại carbohydrate, trạng thái tự nhiên của glucose, fructose. - Công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mach vòng và gọi được tên của glucose và fructose. - Tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose ( - Ứng dụng của glucose và fructose. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm phản ứng của glucose (với copper(ll) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens) để rút ra tính chất hóa học của glucose.
2 c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được ứng dụng của glucose và fructose. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK. - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. - Say mê, hứng thú học tập môn hóa học, phát huy khả năng tư duy của học sinh từ đó tin tưởng vào khoa học. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hóa chất: dung dịch glucose 2%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO 4 5%, dung dịch AgNO 3 1%, dung dịch ammonia 5%, dung dịch glucose 2%, nước bromine. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá đỡ, cốc thuỷ tinh lớn, giá đỡ, kẹp, đèn cồn. - Các phiếu học tập, câu hỏi kiểm tra đánh giá theo từng mức độ. - Video phản ứng tráng gương của glucose; https://www.youtube.com/watch?v=a7qE0UiFSA4&list=UULF5WyAc6INUhTwrR4CoQcVCQ &index=45 phản ứng của glucose với dung dịch Br 2 https://www.youtube.com/watch?v=3y38yvnYmoY&list=UULF5WyAc6INUhTwrR4CoQcVC Q&index=44 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tìm hiểu sơ lược về Carbohydrate, Chúng có ở đâu và được ứng dụng ra sao trong đời sống? b) Nội dung: Quan sát hình ảnh và cho biết chất dinh dưỡng quan trọng cần cho cơ thể con người có trong các loại cây và quả đó? (Gọi tên, nêu công thức phân tử). Quả nho Cây mía Cây lúa c) Sản phẩm: Loại quả, cây Quả nho Cây mía Cây lúa Chất dinh dưỡng glucose saccharose Tinh bột
3 Công thức phân tử C 6 H 12 O 6 C 12 H 22 O 11 (C 6 H 10 O 5 )n d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Khái niệm và phân loại carbohydrate Mục tiêu: Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: Đọc mục I.1 (SGK trang 20) để tìm thông tin cần thiết. Từ công thức cấu tạo, chỉ ra các loại nhóm chức trong mỗi carbohydrate sau: Glucose (C 6 H 12 O 6 , đã học ở Khoa học tự nhiên 9): CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O Fructose (đồng phân của glucose): CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH 2 OH Viết lại công thức mỗi carbohydrate sau ở dạng C (H2O) : C 6 H 12 O 6 C 12 H 22 O 11 (C 6 H 10 O 5 ) n Từ dạng chung của các hợp chất trên, phát biểu khái niệm về carbohydrate. Tìm thông tin cần thiết ở mục I.2 (SGK trang 21), hãy viết: Công thức phân tử vào dòng 1, tên hai chất vào dòng 2, sự phân loại carbohydrate vào dòng 3, công thức hoá học ở dòng 4: Thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm. 1. Khái niệm: Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H 2 O)m CARBOHYDRATE Monos acchar ide Disaccharide Polysaccha ride Là nhóm carboh ydrate đơn giản nhất, không bị thuỷph ân. Ví dụ: glucos e, fructos e. Là nhóm carbohydrate phức tạp hơn, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide. Ví dụ: saccharose, maltose. Là nhóm carbohydra te phức tap nhất, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành nhiểu phân tử monosacch aride. Vídụ: tinh bột, cellulose. 2. Phân loại carbohydrate
4 Báo cáo, thảo luận: thuyết trình để đánh giá đồng đẳng; đồng thời hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận Hoạt động 2: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí Nêu được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của glucose và fructose Giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát, tìm hiểu thông tin sgk về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucose và fructose Thực hiện nhiệm vụ: - GV gọi 1HS bất kỳ lên quan sát mẫu đường glucose và hòa tan glucose. Sau đó nêu tính chất vật lý của glucose. Sau đó gọi một HS khác nhận xét bổ sung và GV chốt kiến thức GV chiếu sile một số hình ảnh về lá, hoa, củ, quả có chứa glucose và fructose. HS kết hợp SGK, thảo luận theo cặp đôi và nêu được trạng thái tự nhiên của glucose và fructose. Báo cáo, thảo luận: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/cặp đôi, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của glucose và fructose Glucose là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. Trong tự nhiên, glucose có trong nhiều loại trái cây chín. Ở người trưởng thành, khoẻ mạnh lượng glucose trong máu trước hơn nhiều các loai trai khi ấn khoảng 4,4 - 7,2 mmol/L (hay 80 - 130 mg/dL) Fructose là chất rắn, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn glucose. Fructose cũng có trong một số trái cây chín. Mật ong chứa trung bình 40% fructose và 30% glucose theo khối lượng. Hoạt động 3: công thức cấu tạo dạng mạch hở và mạch vòng của glucose và fructose

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.