PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. Đề thi thử TN THPT môn Địa Lý - Năm 2024 - Trường THPT Lương Thế Vinh - Lần 1.docx

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH (LẦN 1) (Đề thi có ____ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHXH; Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... 1 Câu 1: Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực A. miền núi. B. cao nguyên. C. sơn nguyên. D. đồng bằng. Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi A. vị trí trong vùng nội chí tuyến. B. địa hình nước ta thấp dần ra biển. C. hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. địa hình nước ta nhiều đồi núi. Câu 3: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. Câu 4: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta? A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng. C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp. D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật. Câu 5: Nước ta không có nhiều hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật. B. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. Tiếp giáp Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. D. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. Câu 6: Vị trí địa lí và hình thể đã tạo nên A. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. B. địa hình có tính phân bậc rõ rệt. Mã đề thi:……
C. tài nguyên khoáng sản phong phú. D. sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Câu 7: Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam. B. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều Đông - Tây. C. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Câu 8: Vòng cung là hướng chính và điển hình nhất của A. dãy Hoàng Liên Sơn. B. các dãy núi Đông Bắc. C. khối núi cực Nam Trung Bộ. D. dãy Trường Sơn Bắc. Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. có bốn cánh cung lớn mở rộng ra phía bắc. B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. C. địa hình thấp và hẹp ngang. D. gồm các khối núi và cao nguyên badan. Câu 10: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. B. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 11: Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là A. Móng Cái. B. Hà Tiên. C. Rạch Giá. D. Cà Mau. Câu 12: Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ A. trung tâm áp cao Xibia. B. trung tâm áp cao Bắc Ấn độ Dương. C. trung tâm áp cao Hawaii. D. trung tâm áp cao chí tuyến bán cầu Nam. Câu 13: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi A. ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn. B. ảnh hưởng sâu sắc hoàn lưu gió mùa. C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu 14: Phát biểu nào sau đây thể hiện cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ. C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích. D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 15: Vùng đất ngoài đê Đồng bằng sông Hồng là nơi A. không được bồi tụ phù sa hàng năm. B. có nhiều ô trũng ngập nước. C. có bậc ruộng cao bạc màu. D. thường xuyên được bồi tụ phù sa. Câu 16: Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ A. nằm giữa hai lục địa A - Âu và Ô-xtrây-li-a B. bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo. C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. D. trong năm thủy triều biến động theo mùa. Câu 17: Ven biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh biển sâu, kín gió nên thuận lợi nhất cho hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Làm muối. B. Đóng tàu. C. Du lịch. D. Xây dựng cảng biển. Câu 18: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do A. góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài. C. góc nhập xạ lớn và giáp biển Đông rộng lớn. D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa. Câu 19: Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau đây? A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 20: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là A. địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi. B. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại. C. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người. D. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực. Câu 21: Về mùa khô, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn chủ yếu do A. địa hình thấp, bằng phẳng. B. có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. biển bao bọc ba phía của đồng bằng. Câu 22: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho Cà Ná và Sa Huỳnh trở thành vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta? A. Địa hình bằng phẳng, nhiệt độ cao, ít mưa. B. Nhiệt độ cao, ít mưa, ít sông lớn đổ ra biển. C. Nước biển có độ mặn cao, ít xảy ra thiên tai. D. Nghề cổ truyền, nhân dân nhiều kinh nghiệm.
Câu 23: Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là A. có nhiều đầm phá và các bãi cát phẳng. B. có nhiều vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn. C. có nhiều dạng địa hình khác nhau ở ven biển. D. có nhiều đảo ven bờ và quần đảo xa bờ. Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự hình thành gió mùa ở Việt Nam? A. Sự chênh lệch khí áp giữa đất liền và biển. B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm. C. Sự tăng và hạ khí áp một cách đột ngột. D. sự chênh lệch nhiệt, ẩm giữa đất và biển. Câu 25: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi. B. thành tạo địa hình cacxtơ. C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. D. hiện tượng xâm thực mạnh. Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là A. hiện tượng uốn nếp trên nền badan diễn ra trong thời gian dài. B. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ. C. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo. D. tác động của sóng biển, của thủy triều và các hoạt động kiến tạo. Câu 27: Hệ sinh thái ven biển nước nước ta đa dạng chủ yếu do A. có các bãi triều lớn, dạng địa hình và sinh vật phong phú. B. có nhiều rừng ngập mặn, tác động của nội lực và thủy triều. C. khí hậu nóng ẩm, sinh vật phong phú, thiên nhiên phân hóa. D. tác động của con người, thềm lục địa sâu, địa hình độc đáo. Câu 28: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, gió và địa hình. B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và hướng núi. C. tác động của Biển Đông và bức chắn địa hình. D. vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ và nguồn nước. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc không có vùng khí hậu nào sau đây? 4 A. Vùng khí hậu Tây Bắc. B. Vùng khí hậu Đông Bắc. C. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ. D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.