Nội dung text Bài 1. Tia X và tạo ảnh bằng tia X.docx
1 BÀI 1: TIA X VÀ TẠO ẢNH BẰNG TIA X I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X. - Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X. - Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản. - Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp. - Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản. - Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng trong báo cáo sản phẩm nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học. Năng lực vật lí: - Nhận thức vật lí: + Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X. + Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học. + Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.
2 + Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản. + Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện dự án hay đề tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh chụp ảnh bằng tia X, hình ảnh sơ đồ biểu diễn vùng tia X trong thang sóng điện từ, hình ảnh sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của ống tia X,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Vật lí 12. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu tìm hiểu được về tia X và tạo ảnh bằng tia X. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về ví dụ trong SGK về tia X, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được vấn đề tìm hiểu về tia X và tạo ảnh bằng tia X. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu: Chụp ảnh bằng tia X được dùng phổ biến trong chẩn đoán bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả trong thời gian ngắn, giúp bác sĩ phát hiện
3 được các bệnh liên quan đến xương khớp, khoang ngực, ổ bụng,... để kịp thời có phác đồ điều trị cho người bệnh. - GV nêu câu hỏi: Tia X là gì? Nó giúp tạo ra hình ảnh thể hiện cấu trúc cơ thể như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Tia X và tạo ảnh bằng tia X. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm tia X a. Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X.
4 c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm tia X, cách tạo ra tia X và cách điều khiển cường độ, độ cứng của tia X, sự suy giảm của tia X. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về khái niệm tia X Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh Wilhelm Conrad Rontgen (hình 1.2) cho HS quan sát. - GV giới thiệu về nhà vật lí Rontgen, người đã phát hiện ra tia X. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và nêu khái niệm về tia X. - GV chiếu hình ảnh sơ đồ biểu diễn vùng tia X trong thang sóng điện từ (hình 1.3) và giới thiệu về vùng tia X trong thang sóng điện từ. - GV kết luận về khái niệm tia X. I. TIA X 1. Khái niệm về tia X - Tia X là những bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10 -11 m đến 10 -8 m.