Nội dung text 3.7b. RLCH GLUCID.pdf
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BỘ MÔN SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ GLUCID MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày vai trò của nội tiết, thần kinh trong điều hòa glucose máu 2. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của hạ glucose máu 3. Phân tích được bệnh nguyên, bệnh sinh của tiểu đường typ I và typ II 4. Phân tích được biến chứng và hậu quả của bệnh tiểu đường NỘI DUNG HỌC TẬP 1.ĐẠI CƯƠNG 1.1. Vai trò của glucid đối với cơ thể Glucid chiếm tỷ lệ cao nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Glucid cung cấp cho cơ thể trên 50% năng lượng cần thiết. Do vậy: - Glucid là nguồn năng lượng trực tiếp và chủ yếu cho mọi hoạt động của tế bào, mô, và cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra là nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng Glycogen (tập trung nhiều ở gan và cơ) - Ngoài ra, Glucid cũng có vai trò trong cấu tạo và chức năng: Nó tham gia tạo hình (thành phần màng tế bào có khoảng 10% là glucid: Glucid phức tạp tham gia cấu tạo màng tế bào, màng các bào quan ( glucoprotein và Glycolipid), pentose tham gia thành phần acid nhân (AND, ARN), Heparin, mucopolysaccarit có tác dụng chống đông máu, acid hyaluranic là một disaccarit có trong dịch thủy tinh thể cảu mắt, trong cuống rau có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc hại...Hàng loạt chất sinh vật học (hormon, men, vitamin, kháng nguyên, kháng thể, vv...) đều có chứa Glucid. 3 dạng tồn tại chủ yếu: - Dạng dự trữ: glycogen - Dạng vận chuyển: glucose
2 - Dạng tham gia cấu tạo tế bào và các chất khác 1.2. Tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển Trừ cellulose vì cơ thể không có enzyme thủy phân, còn hầu hết các dạng glucid khác của thức ăn đều được cơ thể tiêu hóa và hấp thu. Nguồn thức ăn là Glucid, nhờ các men tiêu hóa phong phú của tụy và ruột, còn cả men tiêu hóa ở miệng (khi nhai lâu có vị ngọt, trẻ ngậm thức ăn bị sâu răng) các polysarcarit, disacarit thức ăn biến thành monosarcarit (chủ yếu là glucose, fructose, galactose, pentose) Tinh bột và glycogen được biến thành maltose, galactose, isomailtose, dextrin giới hạn... hấp thu ở ruột. Các monosaccarid được hấp thu ngay từ đoạn đầu của ruột non, theo 2 cơ chế: Khuếch tán thụ động: do sự chênh lệch nồng độ các monosaccarid Vận chuyển tích cực: ở ruột non glucose và galactosen được hấp thu rất nhanh qua màng tế bào thành ruột. Tốc độ hấp thu phụ thuộc nồng độ ion natri Sau khi hấp thu, các monosaccarid theo tĩnh mạch cửa đến gan và phần lớn bị giữ lại ở đây để chuyển thành dạng cao phân tử là Glycogen dự trữ. Gan là cơ quan dự trữ glucid quan trọng nhất của cơ thể để duy trì cân bằng đường huyết Dù nhận loại monosarcarit nào, nhưng khi thoái biến glycogen, gan chỉ phóng thích glucose vào máu. - Glucose ở máu khuếch tán tự do qua vách mao mạch vào gian bào: Một số tế bào cho Glucose thấm vào dễ dàng: não, gan, hồng cầu - Hầu hết tế bào khác thấm Glucose phải nhờ vào vai trò của Insulin Glucose vào trong tế bào sẽ được chuyển hóa thành G6P tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào (1 phân tử glucose giáng hóa cung cấp 2 ATP = 20.000- 24.000 calo) Nếu bổ sung quá nhiều glucid, cơ thể sẽ chuyển phần thừa để tổng hợp acid béo, acid amin.
3 Gan là cơ quan điều hòa chuyển hóa Glucid trong cơ thể. Nó tiếp nhận glucose từ ruột để sản xuất glycogen và đưa glucose vào máu khi nồng độ ở máu thấp hơn 0,8g/l, và nhận từ máu nếu nồng độ trên 1,2 g/l Nếu thiếu glucid, cơ thể sẽ thoái hóa lipid và protid để bù đắp sự hao hụt năng lượng --> CHẾ ĐỘ ĂN GIẢM TINH BỘT ĐỂ GIẢM CÂN Mô mỡ cũng nhận glucose đển tổng hợp lipid nếu nồng độ ở máu trên 1,2 g/l. Ăn nhiều đồ ngọt --> béo nhanh ở nồng độ 1,7 g/l, glucose bắt đầu đào thải qua nước tiểu Glucose ở máu khuếch tán tự do qua vách mao mạch vào gian lượng 100 g Glucid, gan có thể duy trì mức Glucid của máu trong 5-6 giờ. Ngoài ra gan còn sản xuất một lượng Glucid từ các acid amin (của thức ăn hoặc do thoái biến protein trong cơ thể): gọi là sự tân tạo Glucid. 1.2. Chuyển hóa Vào tế bào, lập tức Glucose (cả galactose và fructose) biến thành G-6- P dưới tác dụng của men hexokinase. Từ đây, tùy hoàn cảnh và tùy loại tế bào, G-6-P có thể biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau sau đây: - Thoái biến thành acid pyruvic, rồi Acetyl CoA, vào chu trình Kreb để tạo ra năng lượng, CO2 và H2O. Điều này xảy ra ở ty lạp thể của mọi tế bào, (gọi là con đường đường phân) nhất là tế bào thần kinh (não) - Tổng hợp thành glycogen dự trữ chủ yếu xảy ra ở gan, cơ - Khử phosphat, trở lại máu dưới dạng glucose: Xảy ra ở gan - G6P tham gia chu trình Pentose tổng hợp acid béo, xảy ra ở gan, mô mỡ, với sự hỗ trợ của insulin
4 Oxy hóa glucose chủ yếu theo con đường đường phân 1.3. Điều hòa chuyển hóa Glucid Bình thường mức glucose huyết khoảng 1g/l. Khi cơ thể sử dụng Glucid mạnh mẽ (sốt, lao động, hưng phấn thần kinh) nó tăng lên đến 1,2- 1,5 g/l. Khi cơ thể nghỉ ngơi, ngủ, nó giảm còn 0,8 g/l. Nếu nó vượt qua 1,7 g/l sẽ đào thải ở thận (lãng phí), còn nếu nó dưới 0,6 sẽ làm các tế bào, nhất là tế bào thần kinh thiếu năng lượng, có thể đưa tới hôn mê và tử vong. Vì vậy cơ thể có nhiều cơ chế tham gia điều hòa chuyển hoá Glucid, đảm bảo duy trì mức glucose huyết thích hợp 0,8 – 1,2 g/l. Cơ sở để thực hiện sự điều hòa là lượng Glucid bổ sung cho cơ thể phải cân bằng với lượng đã sử dụng. Cơ quan trực tiếp tham gia điều hòa là hệ nội tiết và hệ thần kinh 1.3.1. Vai trò của hệ nội tiết Bao gồm 2 hệ thống đối lập nhau Hệ thống làm giảm đường máu: insulin Hệ thống làm tăng đường máu phức tạp hơn, bao gồm nhiều hormon : Adrenalin, Glucagon, ACTH và glucococticoit, STH và thyroxin