Nội dung text Phần 3 - Đề số 3-HS.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 3 Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên A. toàn lãnh thổ thuộc múi giờ thứ 7. B. chịu ảnh hưởng của gió Tín phong. C. khí hậu phân hoá bốn mùa rõ rệt. D. không bị tác động của biến đổi khí hậu. Câu 2. Vai trò bảo vệ sự đa dạng sinh vật, cảnh quan chủ yếu là của A. rừng phòng hộ. B. rừng sản xuất. C. rừng đặc dụng. D. rừng trồng mới. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm? A. Chính sách hạn chế sinh triệt để của Nhà nước. B. Nhận thức của người dân và sự già hoá dân số. C. Mất cân bằng giới tính, nền kinh tế chuyển dịch. D. Thay đổi của nhiều phong tục tập quán và nghi lễ. Câu 4. Trong những năm qua, cơ cấu GDP nước ta đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng A. hội nhập kinh tế toàn cầu. B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá. C. phát triển nền kinh tế thị trường. D. tạo không gian phát triển mới. Câu 5. Sản phẩm nào sau đây ở nước ta không thuộc ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt? A. Đường mía. B. Cà phê, chè. C. Xay xát. D. Sữa, thịt hộp. Câu 6. Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần có kế hoạch và cơ sở khoa học là nhằm A. đáp ứng việc làm cho số dân tăng từ vùng khác đến. B. phù hợp cung cầu thị trường, bảo vệ tài nguyên rừng.
C. tăng nhanh sản lượng nông sản thô phục vụ xuất khẩu. D. khai thác triệt để tài nguyên đất ba-dan và nguồn nước. Câu 7. Vùng KTTĐ Bắc Bộ không định hướng tập trung vào phát triển ngành nào sau đây? A. Công nghiệp công nghệ cao. B. Dịch vụ hiện đại. C. Tài chính ngân hàng. D. Công nghiệp hoá dầu. Câu 8. Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta chủ yếu do A. tạo ra nhiều việc làm, thu hút lượng lao động lớn. B. yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. C. biển giàu tiềm năng, nhiều thuận lợi cho khai thác. D. hoạt động kinh tế đa dạng và đóng góp GDP lớn. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hoá Bắc – Nam của thiên nhiên nước ta là do A. lãnh thổ kéo dài, độ chênh góc nhập xạ giảm dần từ Bắc vào Nam. B. khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tăng từ Bắc vào Nam. C. phần lãnh thổ phía Bắc gần chí tuyến còn phía Nam gần xích đạo. D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh giảm dần từ Bắc vào Nam. Câu 10. Ở nước ta, thuỷ sản nước lợ thường được nuôi tại A. vùng hồ lớn. B. các đầm phá. C. sông suối. D. kênh rạch. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hoạt động vận tải đường ô tô ở nước ta hiện nay? A. Vận chuyển được số lượng lớn hành khách. B. Mạng lưới rộng khắp và nhiều tuyến cao tốc. C. Đã hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực. D. Chỉ vận chuyển hàng hoá xuất và nhập khẩu. Câu 12. Tài nguyên du lịch văn hoá điển hình của ĐBSCL là A. Nhã nhạc cung đình. B. Đờn ca tài tử. C. Dân ca quan họ.
D. Không gian cồng chiêng. Câu 13. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ yếu tạo nên sự phân hoá mưa theo không gian ở nước ta? A. Ảnh hưởng của biển và hình dáng lãnh thổ. B. Hoàn lưu khí quyển và đặc điểm địa hình. C. Bão, áp thấp nhiệt đới và các khối khí ẩm. D. Dải hội tụ nhiệt đới và các dòng biển nóng. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ dân thành thị ở nước ta có sự chênh lệch giữa các vùng miền là do A. không đồng đều về số dân, mật độ dân cư. B. trình độ công nghiệp hoá có sự khác nhau. C. lịch sử khai thác, phát triển sớm hay muộn. D. thuận lợi điều về kiện tự nhiên khác nhau. Câu 15. TD&MNBB có thuận lợi nào sau đây để trồng cây dược liệu, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới? A. Diện tích cao nguyên rộng lớn và đất fe-ra-lit đa dạng. B. Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hoá theo độ cao. C. Mạng lưới sông suối dày đặc và nhiều giống cây trồng. D. Không có nhiều thiên tai bão lụt và các loại dịch bệnh. Câu 16. ĐBSH không có thế mạnh về A. khoáng sản kim loại. B. than nâu, khí tự nhiên. C. đá vôi, sét và cao lanh. D. nước ngầm, nước khoáng. Câu 17. Thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở DHNTB là A. có nhiều bãi tôm bãi cá ven biển. B. các ngư trường xa bờ giàu hải sản. C. có nhiều vụng biển, đầm phá lớn. D. ít thiên tai bão lụt, nhiều giờ nắng. Câu 18. Đông Nam Bộ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp công nghiệp của vùng A. khôi phục các ngành truyền thống và tạo việc làm.
B. mở rộng khai thác tài nguyên, đẩy mạnh xuất khẩu. C. phát triển theo chiều rộng, chống biến đổi khí hậu. D. tăng cường nguồn lực về vốn, công nghệ tiên tiến. Phần II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt, Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Nhân dân dũng cảm và cần kiệm, Các nước anh em giúp đỡ nhiều.” (Nguồn: “Nước ta” – Hồ Chí Minh) a) Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. b) Nước ta rất nghèo tài nguyên thiên nhiên. c) Cân bằng bức xạ luôn dương, tổng lượng bức xạ lớn. d) Vùng biển nước ta giàu tài nguyên. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: SỐ LƯỢNG ĐÔ THỊ VÀ SỐ DÂN ĐÔ THỊ THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2021 Vùng Tiêu chí Số lượng đô thị (đô thị) Số dân đô thị (triệu người) TD&MNBB 158 2,7 ĐBSH 140 8,7 BTB&DHMT 181 6,7 Tây Nguyên 60 1,7 Đông Nam Bộ 56 12,2 ĐBSCL 154 4,6 Cả nước 749 36,6 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022) a) Mạng lưới đô thị phân bố không đều. b) Vùng có kinh tế phát triển nhất có nhiều đô thị nhất. c) Số dân đô thị của các vùng khá đồng đều. d) Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta có sự chênh lệch giữa các vùng. Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Quy mô hệ thống điện Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt khoảng 80 555 MW về tổng công suất nguồn, tăng thêm khoảng 2 800 MW so với năm 2022. Trong đó, tổng công suất các