PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GVG424 DEMO.pdf

TRƯỜNG TIỂU HỌC .... BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP "HỌC MÀ CHƠI" ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 4 (SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) Tác giả/đồng tác giả : ... Trình độ chuyên môn: ... Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: .... , ngày tháng năm 2023
MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP .......................................................... 1 II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP ........................................................................................ 1 1. Tình trạng giải pháp đã biết ........................................................................... 1 2. Nội dung giải pháp ......................................................................................... 3 2.1. Trò chơi câu đố, bài hát, khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử qua sách giáo khoa và qua bài giảng điện tử ......................................................... 3 2.2. Trò chơi “Chọn số” .................................................................................. 6 2.3. Trò chơi “Xem ai nhớ nhất” .................................................................... 9 2.4. Trò chơi “Mặt xanh mặt đỏ”: ................................................................. 12 2.5. Trò chơi “Ai chỉ đúng” .......................................................................... 14 3. Khả năng áp dụng của giải pháp .................................................................. 15 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp .................................................................................................................. 15 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng biện pháp lần đầu ......................... 17 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp ............................................. 17 7. Tài liệu gửi kèm ........................................................................................... 18 III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN .......... 18
1 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP "HỌC MÀ CHƠI" ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 4 (CTST) I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1. Tên biện pháp: Vận dụng phương pháp "Học mà chơi" để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4 (CTST) 2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Lịch sử và Địa lý 3. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 4... Trường Tiểu học... 4. Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 - 2023 5. Tác giả:... II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1. Tình trạng giải pháp đã biết Chương trình GDPT 2018 đã đưa ra hướng giảng dạy cho học sinh tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Để đáp ứng được điều này, giáo viên không thể giảng dạy theo lối truyền thụ truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” mà cần phải đưa ra phương pháp giảng dạy mới giúp các em học tập chủ động tích cực, tư duy sáng tạo và phát triển toàn diện bản thân. Trong đó, tổ chức các trò chơi học tập là hoạt động cần thiết nhất giúp học sinh đạt được những yêu cầu như trên. Chúng ta đã biết môn Lịch sử và Địa lí là môn khoa học xã hội quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc lịch sử, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang ý nghĩa lịch sử, nền văn hóa riêng biệt của từng vùng, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ được vận dụng ở các lớp 1, 2, 3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó đôi
2 khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình. Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động học tập. Vậy là người thầy phải có phương pháp, hình thức dạy học như thế nào? Để truyền đạt được niềm say mê học môn Lịch sử và Địa lí đến các em mà không gây nhàm chán vẫn giúp học sinh phát huy tính tích cực tự chiếm lĩnh nguồn tri thức mới một cách chủ động nhất. Đặc biệt tâm lí học sinh Tiểu học dễ nhớ mau quên, sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền, thái độ nhút nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, chưa hăng say phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Trước khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã khảo sát khả năng học tập môn Lịch Sử và Địa Lý của các em học sinh lớp 4... và kết quả nhận được như sau: Bảng khảo sát năng lực học tập môn Lịch Sử và Địa Lí lớp 4... trước khi áp dụng biện pháp Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL 40 10 25% 30 75% Thông qua khảo sát có thể thấy chất lượng học tập môn Lịch Sử và Địa Lí của học sinh lớp 4... còn thấp. Nguyên nhân chính là do các tiết học môn Lịch Sử và Địa Lí còn nhàm chán, chưa giúp cho học sinh có hứng thú khi học tập. Do đó, để tạo cho học sinh sự hứng thú và ham thích và ham thích học tập môn học này, tôi xin đề xuất biện pháp “Vận dụng phương pháp "Học mà chơi" để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4” thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.