Nội dung text CHUYÊN ĐỀ KHTN 9 PHẦN SINH.pdf
1 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 PHẦN SINH HỌC Biên soạn theo chương trình GDPT 2018 Dùng chung cho các bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – CÁNH DIỀU KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (Có đáp án chi tiết)
2 CHỦ ĐỀ 11. DI TRUYỀN BÀI 36. KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC I. KHÁI NIỆM DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ – Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. – Hiện tượng di truyền và biến dị do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (sau này gọi là gene) quy định, do đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. – Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền. – Một số đặc điểm của con cái không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là biến dị. a) Màu da ngăm giống nhau b) Màu mắt khác nhau Hình. Sự di truyền màu da và màu mắt của một gia đình II. VỊ TRÍ CỦA GENE TRONG DI TRUYỀN HỌC Trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố, mẹ cho con cái, đồng thời gene cũng có thể tạo các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau. Gene được xem là trung tâm của di truyền học. Hình. Sơ đồ mối quan hệ từ gene đến tế bào
3 BÀI TẬP Phần 1. Tự luận Câu 1. Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, da,...) Đáp án – Màu da: da vàng giống bố mẹ. – Màu mắt: mắt đen giống mẹ khác bố mắt nâu. – Hình dạng tóc: tóc xoăn giống bố khác mẹ tóc thẳng. Câu 2. Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. Đáp án – Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. – Nội dung của di truyền học nghiên cứu: cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. – Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. Câu 3. Hãy phát biểu khái niệm di truyền và biến dị. Cho ví dụ. Đáp án – Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền. Ví dụ: Bố, mẹ da ngăm sinh ra con cái hầu hết đều da ngăm. – Một số đặc điểm của con cái không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là biến dị. Trong gia đình có bố, mẹ mắt nâu sinh được hai người con: một người mắt nâu, một người mắt xanh da trời. Câu 4. Nêu vị trí gene trong di truyền học. Đáp án Trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố, mẹ cho con cái, đồng thời gene cũng có thể tạo các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau. Gene được xem là trung tâm của di truyền học. Phần 2. Trắc nghiệm Câu 1. Đối tượng của di truyền học là gì? A. Các loài sinh vật. B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị. C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.