PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HÓA - GV.docx

1 BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HÓA I. QUAN ĐIỂM CỦA LAMARCK VỀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ – Jean Baptiste de Lamarck (1744 – 1829) cho rằng có hai nguyên nhân dẫn đến sự tiến hoá là: (1) bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện; (2) những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau. Hình. Jean Baptiste de Lamarck (1744 – 1829) – Theo Lamarck, ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hoá của sinh giới. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống giúp sinh vật tích luỹ được các biến đổi để thích ứng với các môi trường mới, tạo nên sự tiến hoá "tiệm tiến", từ đó hình thành nên các loài mới. Hình. Sự hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm Lamarck
2 – Lamarck cho rằng các dạng sống đơn giản được tạo ra độc lập, liên tục từ các chất vô cơ, sinh vật có động lực nội tại để biến đổi thích nghi với điều kiện sống thay đổi chậm chạp và trở nên phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. II. QUAN ĐIỂM CỦA DARWIN VỀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ – Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà tự nhiên học người Anh, trong tác phẩm Nguồn gốc các loài (On the Origin of Species), được công bố vào năm 1859 đã đưa ra thuyết tiến hoá. Hình. Charles Darwin (1809 – 1882) Theo quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá, sự hình thành loài hươu cao cổ được giải thích như sau: Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về kích thước cổ giữa các cá thể thuộc loài hươu. Cá thể hươu nào có cổ dài ăn được lá cây trên cao thì sống sót, còn những cá thể hươu cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết. Qua nhiều thế hệ, kết quả hình thành loài hươu cổ dài ăn được lá cây trên cao. Hình. Sự hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan điểm Lamarck
3 – Theo Darwin, tiến hoá là quá trình tích luỹ các biến dị có lợi qua nhiều thế hệ, tạo nên những biến đổi lớn làm cơ sở cho hình thành loài mới. + Các loài được hình thành từ tổ tiên chung. + Darwin cho rằng: Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và đấu tranh sinh tồn, tạo động lực để tiến hoá diễn ra liên tục. – Quan điểm tiến hoá của Darwin đã giải thích hợp lí và thuyết phục để khẳng định sự đa dạng của thế giới sống là kết quả của quá trình tiến hoá. Tuy nhiên, do hạn chế của nền tảng khoa học đương thời nên ông vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của các biến dị không xác định và chưa rõ cơ chế di truyền của các biến dị. III. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP TỔNG HỢP 1. Nguồn biến dị cho tiến hóa Hình. Sự đa dạng kiểu hình của loài bọ rùa – Biến dị di truyền là nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hoá. – Quá trình đột biến tạo ra các allele mới làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. Quá trình giao phối giúp tổ hợp các đột biến trong quần thể, hình thành các kiểu gene mới, tạo nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. 2. Các nhân tố biến hóa Các nhân tố tiến hoá cơ bản bao gồm: đột biến, di – nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất và liên tục tạo nên tiến hoá thích nghi.
4 Cấu trúc di truyền của quần thể Chọn lọc tự nhiên Điều kiện sống chọn lọc giữ lại các cả thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi. Di – nhập gene Các cá thể dị, nhập cư mang allele, kiểu gene vào hoặc ra khỏi quần thể. Giao phối không ngẫu nhiên Giao phối có chọn lọc, tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết giữa các cá thể có kiểu hình hoặc kiểu gene nhất định, làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gene nhưng không làm thay đổi tỉ lệ các allele. Đột biến Làm tăng tần số của allele đột biến dẫn đến thay đổi tần số của các allele trong quần thể, tạo nguyên liệu cho tiến hoá. Đột biến Làm tăng tần số của allele đột biến dẫn đến thay đổi tần số của các allele trong quần thể, tạo nguyên liệu cho tiến hoá. Yếu tố ngẫu nhiên Thay đổi ngẫu nhiên tỉ lệ allele, tỉ lệ kiểu gene từ thế hệ này sang thế hệ khác do thiên tai, thảm họa... hoặc do kích thước quần thể nhỏ. 3. Cơ chế tiến hóa lớn, tiến hóa nhỏ – Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. – Tiến hoá lớn là quá trình tiến hoá diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài dẫn đến hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới và lãnh giới.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.