PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 04. ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC GV.docx

Trang4 CHƯƠNG II: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG BÀI 4. ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC I. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Độ dịch chuyển. Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng sự thay đổi vị trí của một vật. a. Xét trường hợp tổng quát - Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là d→ b. Xét cho chuyển động thẳng - Độ dịch chuyển của vật của vật trên đường thẳng được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật. c. Chú ý - Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ. - Giá trị của độ dịch chuyển có thể dương, âm hoặc bằng không. - Độ dịch chuyển không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối. 2. Quãng đường. a. Xét trường hợp tổng quát. Cho biết độ dài quỹ đạo mà vật đi được trong suốt quá trình chuyển động. b. Xét cho chuyển động thẳng. Quãng đường là độ dài đoạn thẳng của quỹ đạo mà vật đi được. Ví dụ: + Vật đi từ A đến B thì quãng đường S = AB. + Vật đi từ A đến C rồi về B thì quãng đường S = AC+ BC. + Vật đi từ A đến C rồi về A thì quãng đường S = 2.AC. c. Chú ý. Đại lượng vô hướng và không âm. 3. Phân biệt quãng đường và độ dịch chuyển a. Trường hợp chuyển động cong.
Trang4 Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường khác nhau d s. b. Trường hợp chuyển động gấp khúc. Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường khác nhau d s. c. Trường hợp chuyển động thẳng theo chiều dương và không đổi chiều Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau d = s. d. Trường hợp chuyển động thẳng theo chiều âm không đổi chiều. Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau d = s. e. Trường hợp chuyển động thẳng đổi chiều. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì quãng đường đi được và độ dịch chuyển có độ lớn không bằng nhau d s. 4. Tổng hợp độ dịch chuyển. Xét một vật di chuyển động liên tiếp từ vị trí (1) sang vị trí (2) sau đó sang vị trí (3). Gọi → 12d là dộ dịch chuyển từ 1 sang 2, là → 23d độ dịch chuyển từ 2 sang 3, → 13d là độ dịch chuyển tổng hợp từ 1 sang 3 Ta có độ dịch chuyển tổng hợp được tính theo công thức →→→ 131223d=d+d Độ lớn: 22 1312231223d=d+d+2ddcosα. Với:  1223α=d;d.→→ II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP. Dạng 1: Bài tập củng cố lí thuyết và vận dụng cơ bản. 1.1. Phương pháp giải. 1. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là d.→ + Độ lớn của độ dịch chuyển là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. + Nếu điểm cuối trùng với điểm đầu thì độ dịch chuyển bằng không. 2. Quãng đường là độ dài quỹ đạo mà vật đi được trong suốt quá trình chuyển động. Chú ý: Trong trường hợp vật chuyển động theo chiều dương không đổi chiều thì độ dịch chuyển bằng quãng đường, còn các trường hợp khác độ dịch chuyển khác quãng đường.
Trang4 1.2. Bài tập minh họa. Bài 1. Nối cột A và cột B để được phát biểu đúng về quãng đường và độ dịch chuyển. Cột A Cột B 1. Con tàu đã đi được 200km về phía đông nam đang nói về a. độ dịch chuyển. 2. Một xe ôtô đã đi 200km từ Hà Nội đến Nam Định đang nói về b. quãng đường. Hướng dẫn giải. + Con tàu đã đi được 200km về phía đông nam đó là nói về quãng đường tàu đi được. Nối 1 và b + Một ô tô đã đi 200km từ Hà Nội đến Nam định tức nói độ dịch chuyển của ôtô từ Hà Nội đến Nam định. Nối 2 và a. Bài 2. Trong hình 4.6 người đi xe máy (1), người đi bộ (2), người đi ô tô (3) đều khởi hành từ siêu thị A để đi đến bưu điện B. a) Hãy so sánh độ lớn của quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ba chuyển động ở Hình 4.6. b) Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau? Hướng dẫn giải. a) Quan sát hình vẽ ta thấy: + Điểm đầu và điểm cuối của người đi xe máy, đi bộ, đi tô như nhau nên độ dịch chuyển của nó bằng nhau. 123d=d=d. + Chiều dài quỹ đạo của ba người khác nhau, tăng dần từ người đi bộ, người đi xe máy, người đi ô tô nên 213s<s<s. b) Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều. + Trường hợp chuyển động thẳng theo chiều dương không đổi chiều Độ dịch chuyển là d = OA và quãng đường đi được là s = OA nên độ lớn độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau d = s. + Trường hợp chuyển động thẳng theo chiều âm không đổi chiều.
Trang4 Độ dịch chuyển là d=-OA và quãng đường đi s = OA nên độ lớn độ dich chuyển và quãng đường bằng nhau d = s. Bài 3. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu? Quãng đường đi có phải là độ dịch chuyển vừa tìm được hay không? Hướng dẫn giải. Do điểm đầu trùng điểm cuối nên độ dịch chuyển d=0. Quãng đường đi được: s=2.AB Bài 4. Hãy xác định độ lớn các độ dịch chuyển mô tả ở hình dưới đây trong tọa độ địa lí. Hướng dẫn giải. Ứng với mỗi vạch trên hình giá trị của độ dịch chuyển có độ lớn bằng 100m nên quan sát hình ta thấy độ dịch chuyển mô tả trên là: + Theo hướng Bắc 1d= 200 m. + Theo hướng Đông Bắc 2d= 200 m. + Theo hướng Đông 3d= 300 m. + Theo hướng Tây 4 d= 100 m. 1.3. Bài tập vận dụng. Bài 1. Một vận động viên chạy từ Dinh Thống Nhất (A) đến cổng Thảo Cầm Viên (D) theo hai quỹ đạo khác nhau (như hình vẽ). Hãy xác định độ dịch chuyển và quãng đường chạy được của người vận động viên trong 2 trường hợp trên. Bài 2. Xét quãng đường AB dài 1000 m với A là vị trí nhà của em và B là vị trí của bưu điện. Tiệm tạp hóa nằm tại vị trí C là trung điểm của AB. Nếu chọn nhà em làm gốc tọa độ và chiều dương hướng từ nhà em đến bưu điện. Hãy xác định độ dịch chuyển của em trong các trường hợp: a. Đi từ nhà đến bưu điện. b. Đi từ nhà đến bưu điện rồi quay về tiệm tạp hóa. c. Đi từ nhà đến tiệm tạp hóa rồi quay về.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.