Nội dung text DEMO G301.pdf
Bước 4: Tìm ra kho báu Nhóm nào hoàn thành tất cả các nhiệm vụ và đến được ô cuối cùng chứa "kho báu" sẽ là nhóm thắng cuộc. Trao phần thưởng cho nhóm thắng và khích lệ các nhóm khác. Bước 5: Tổng kết và đánh giá Tại bước này, tôi sẽ tiến hành nhận xét và khen ngợi sự cố gắng của từng nhóm, đồng thời giải đáp các thắc mắc và củng cố kiến thức về hình học. Ví dụ 2: Khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung Bài 17: Hình tròn, Tâm, Bán kinh, Đường kính của hình tròn, trang 52, Toán 3, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, tôi đã tổ chức cho học sinh trò chơi “Bản đồ kho báu hình học”. Mục đích: Trò chơi được tôi thực hiện với mục đích chính là giúp học sinh nhận diện được hình tròn, xác định được tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Cách tổ chức: Để tổ chức trò chơi này, tôi đã thực hiện các bước cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị Đầu tiên, tôi chuẩn bị một bàn đồ lớn trên giấy và mỗi ô sẽ chứa một hình tròn khác nhau. Ở mỗi hình tròn, tôi sẽ đặt một câu hỏi tương ứng liên quan đến tâm, bán kính và đường kính của hình tròn đó. Ví dụ: Xác định tâm của hình tròn với đường kính là 10cm. Bước 2: Giới thiệu trò chơi Đầu tiên, tôi giới thiệu trò chơi và cách tham gia vào trò chơi đến học sinh. Tiếp theo, tôi tiến hành chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm bao gồm 6 thành viên để làm việc nhóm. Bước 3: Tiến hành trò chơi Mỗi nhóm được phân công ban đầu sẽ bắt đầu trò chơi từ ô đầu tiên trên bản đồ và thực hiện nhiệm vụ trong ô đó. Nếu trả lời đúng câu hỏi trong ô nhiệm vụ, các em sẽ được trả lời tiếp câu hỏi liên quan đến hình tròn ở ô tiếp theo. Tuy nhiên, nếu trả lời sai, các em sẽ cần chờ đợi lượt tiếp theo để trả lời hoặc lựa chọn những câu hỏi khác. Các nhóm sẽ chọn ô lần lượt trong bản đồ và thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ như tìm tâm hình tròn, xác định bán kính, đường kính hình tròn... ở mỗi ô