Nội dung text ĐỀ 5 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Công thức chung của alkylbenzene là A. C n H 2n (n ≥ 2). B. C n H 2n (n ≥ 3). C. C n H 2n – 2 (n ≥ 1). D. C n H 2n – 6 (n ≥ 6). Câu 2. Để điều chế ethylene trong phòng thí nghiệm, người ta đun hỗn hợp ethanol và dung dịch sulfuric acid đặc. Khí ethylene được thu bằng cách dời chỗ của nước. Thí nghiệm này không cần dụng cụ nào sau đây? A. Ống nghiệm. B. Burette. C. Ống dẫn khí. D. Giá đỡ ống nghiệm. Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Oxi hóa không hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde B. Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi tác nhân thông thường. C. Oxi hóa alcohol bậc II, thu được ketone D. Oxi hóa hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde. Câu 4. Cho mẩu sodium vào ống nghiệm đựng 3 mL chất lỏng X, thấy sodium tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. pentane. B. ethanol. C. hexane. D. benzene. Câu 5. Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo như sau: X có tên gọi thông thường là A. 3-methylphenol. B. catechol. C. m-cresol. D. phenol. Câu 6. Ứng dụng nào sau đây không phải của phenol? A. Sản xuất mĩ phẩm. B. Sản xuất thuốc diệt cỏ. C. Sản xuất chất dẻo. D. Sản xuất glycerol. Câu 7. Hãy ghép nội dung ở cột 1 với nội dung tương ứng ở cột 2 trong bảng dưới đây để hoàn thành khái niệm về các hợp chất carbonyl: Cột 1 Cột 2 a) Aldehyde là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có (1) nhóm C=O liên kết với hai gốc hydrocarbon b) Ketone là hợp chất hữu mà trong phân tử có (2) nhóm C=O liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc hydrogen (3) nhóm CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. A. a – (2) và b – (1). B. a – (3) và b – (1). C. a – (1) và b – (3). D. a – (3) và b – (2). Câu 8. Khử hợp chất hữu cơ X bằng LiAlH 4 thu được (CH 3 ) 2 CH-CH 2 -CH 2 OH. Chất X có tên là A. 3-methylbutanal. B. 2-methylbutan-3-al. C. 2-methylbutanal. D. 3-methylbutan-3-al. Câu 9. Chất được sử dụng để sản xuất nhựa PVC (poly(vinyl chloride)) là Mã đề thi: 555
A. CH 3 -CH 2 Cl. B. CH 2 =CH-CH 2 Cl. C. C 6 H 5 Cl. D. CH 2 =CH-Cl. Câu 10. Cho hợp chất carbonyl X có công thức cấu tạo sau: Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là A. 2-methylbutan-3-one. B. 3-methylbutan-2-one. C. 3-methylbutan-2-ol. D. 1,1-dimethylpropan-2-one. Câu 11. Butyric acid (C 4 H 8 O 2 ) có công thức cấu tạo là A. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 . B. (CH 3 ) 2 CHCH 2 COOH. C. CH 3 CH 2 COOCH 3 . D. CH 3 CH 2 CH 2 COOH. Câu 12. Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12779:2019 về giấm lên men, hàm lượng acid tính theo acetic acid (g/100 mL) là không nhỏ hơn 4,0. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm xác định hàm lượng acid tổng số trong một mẫu giấm ăn như sau: Lấy 5,0 mL giấm, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,5 M tới khi kết thúc chuẩn độ, thực hiện thao tác trên ba lần, thấy lượng dung dịch NaOH trung bình dùng hết 10,0 mL dung dịch NaOH. Hàm lượng acid tổng số (g/100 mL) tính theo acetic acid trong chai giấm trên là bao nhiêu và cho biết sản phẩm có đạt TCVN 12779:2019 không? A. 1,8; đạt. B. 6,0; đạt. C. 1, 8; không đạt. D. 6,0; không đạt. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, công thức phân tử là C 3 H 6 O và phổ IR của chất X như sau: a) Chất X có phản ứng tráng bạc. b) Tên thay thế của X là allyl alcohol (CH 2 =CH–CH 2 OH). c) Chất X bị khử bằng LiAlH 4 tạo ra alcohol bậc một. d) Chất X phản ứng với iodine trong môi trường kiềm tạo ra kết tủa iodoform. Câu 2. Cho số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba dẫn xuất hydrocarbon có cùng carbon như bảng sau: Chất Nhiệt độ sôi ( o C) Độ tan ở 25 o C (g/100g nước) CH 3 –CH 2 –OH 78,3 ∞ CH 3 –CHO 20,2 ∞ CH 3 –COOH 117,9 ∞ Phân tích số liệu ở bảng trên, một học sinh có các nhận định sau: a) Acetic acid có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol do liên kết hydrogen giữa các phân tử acetic acid bền vững hơn so với liên kết hydrogen giữa các phân tử ethanol. b) Cả ba chất đều tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước. c) Do acetaldehyde không có liên kết hydrogen giữa các phân tử nên có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol và acetic acid. d) Cả ba chất đều là chất lỏng ở điều kiện thường và tan vô hạn trong nước.
PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Citric acid (công thức cấu tạo như hình dưới đây) tồn tại trong một số loại quả của chi cam, chanh Citrus. Số nhóm chức carboxyl trong một phân tử citric acid là bao nhiêu? Câu 2. Resorcinol là một diphenol có trong thành phần của thuốc chữa mụn trứng cá, viêm da….Phân tích thành phần của resorcinol thấy tỉ lệ số nguyên tử C : H : O là 3 : 3 : 1. Phân tử khối của resorcinol là bao nhiêu? Câu 3. Cho các chất: ethane, propanal, ethanol, acetone, acetic acid và methanal. Có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với thuốc thử Tollens vừa phản ứng tạo iodoform? Câu 4. Chỉ số octane (octane number) là đại lượng đặc trưng cho yếu tố đo lường khả năng chống kích nổ của một nhiên liệu khi nhiên liệu này bốc cháy với không khí bên trong xi lanh của động cơ đốt trong. Nếu chỉ số octane của một mẫu xăng thấp, xăng sẽ tự cháy mà không do bu-gi bật tia lửa điện đốt. Điều này làm cho hiệu suất động cơ giảm và sẽ hư hao các chi tiết máy. Trong thực tế, xăng không chỉ gồm 2,2,4-trimethylpentane và heptane mà là một hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon khác nhau. Giả thiết một mẫu xăng chỉ gồm 8 phần thể tích 2,2,4-trimethylpentane và 2 phần thể tích heptane thì chỉ số octane của mẫu xăng này là bao nhiêu? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Hoàn thành phương trình hóa học trong các trường hợp sau (chỉ ghi sản phẩm chính): a) CH 2 =CH-CH 3 + H 2 O oH,t b) CH 3 -CHO + Cu(OH) 2 + NaOH ot c) CH 3 -CH 2 -Br + NaOH d) CH 3 COOH + NaHCO 3 Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản các mẫu tiêu bản động vật bằng dung dịch gì. Cho biết tên của dung dịch đó và giải thích việc làm trên. Câu 3. Từ 1 tấn tinh bột ngô có thể sản xuất được bao nhiêu lít xăng E5 (chứa 5% ethanol về thể tích), biết tinh bột ngô chứa 75% tinh bột, hiệu suất chung của cả quá trình điều chế ethanol là 70%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA D B D B C D B A D B D B Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 2 a Đ b S b Đ c Đ c Đ d S d S Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 3 110 1 80 Phần IV (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. a) CH 2 =CH-CH 3 + H 2 O oH,t CH 3 CH(OH)CH 3 b) CH 3 -CHO + Cu(OH) 2 + NaOH ot CH 3 -COONa + Cu 2 O + H 2 O c) CH 3 -CH 2 -Br + NaOH CH 3 -CH 2 OH d) CH 3 COOH + NaHCO 3 CH 3 COONa + CO 2 + H 2 O Câu 2. Dung dịch tên là formon (formalin). Do formon có tính chất diệt khuẩn, sát trùng mạnh nên là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác….. Formon dễ dàng kết hợp với các protein tạo thành những hợp chất bền, khó thối rữa, khó phân hủy hơn. Câu 3. m tinh bột = 1.75% = 0,75 tấn = 750 kg 2HOenzyme 6105n612625enzyme(CHO)CHO2CHOH 162 gam → 92 gam 750 kg 25 H70% CHOH 750.92 m.70%298,148kg 162 25CHOH m298,148 V377,88L D0,789 x¨ngE5 377,88 V7557,6L 5%