PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 5. Tiếng cười của hài kịch.docx

1 Trường:....................................................... Tổ:............................................................... Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 5 – TIẾNG CƯỜI CỦA HÀI KỊCH Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù ● Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung ' hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,... ● Học sinh phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội. ● Học sinh viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo. ● Học sinh biết trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (dưới hình thức thuyết trình) về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 2.1 Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất - Học sinh biết ứng xử phù hợp với tình thế xã hội; biết sống có khát vọng, vui tươi. NỘI DUNG BÀI HỌC
2 Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra - Ni-cô-lai Gô- gôn) ● Giấu của (Trích Quẫn - Lộng Chương) Viết ● Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Nói và nghe ● Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Củng cố mở rộng ● Thực hành đọc: Cẩn thận hão (Trích Thợ cạo thành Xê-vin - Bô-mác-se)
3 B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết và ghi nhớ được các yếu tố trong phần Tri thức ngữ văn: hài kịch, nhân vật, tình huống, xung đột và kết cấu hài kịch, thủ pháp trào phúng và ngôn từ trong hài kịch 2. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất: Học sinh có ý thức trau dồi tri thức, yêu văn chương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV tổ chức hoạt động giải nghĩa Kịch: Kịch - tiếng Anh: DRAMA Theo em, ‘hóng DRAMA’ mà giới trẻ hay nói là hóng điều gì? Tại sao giới trẻ lại dùng từ “Drama" để chỉ những xung đột đó? Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV dựa vào câu trả lời của học sinh để dẫn vào bài
4 ❖ GV tổ chức hoạt động giải nghĩa Kịch: Kịch - tiếng Anh: DRAMA Theo em, ‘hóng DRAMA’ mà giới trẻ hay nói là hóng điều gì? Tại sao giới trẻ lại dùng từ “Drama" để chỉ những xung đột đó? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học học với các từ khoá liên quan: nhân vật, xung đột,.. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận biết và ghi nhớ được các yếu tố trong phần Tri thức ngữ văn: hài kịch, nhân vật, tình huống, xung đột và kết cấu hài kịch, thủ pháp trào phúng và ngôn từ trong hài kịch b. Nội dung thực hiện: ● Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa ● Học sinh thực hành cá nhân – thảo luận nhóm để tìm hiểu phần tri thức ngữ văn dưới sự định hướng của phiếu học tập Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: Tri thức Ngữ văn: 1. Hài kịch

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.