PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHBD WROD.11.TV.BÀI 11 MUOI- KHTN8 KNTT BỘ 1.VT.docx

Người soạn: Ngô Quang Hòa Trường THCS Minh Tân - Phú Xuyên – Hà Nội Số đt: 0345351111 Mail: [email protected] Zalo: Hoa Ngo Quang BÀI 11: MUỐI Thời gian thực hiện: 5 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: – Nêu được khái niệm về muối – Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan. – Đọc được tên một số loại muối thông dụng. – Trình bày được một số phương pháp điều chế muối. – Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide. – Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về muối, tính chất hóa học, điều chế muối. + Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật
tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. Thảo luận nhóm nêu được ý kiến về nhiệm vụ được phân công + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức về muối, tính chất của muối để làm các bài tập vận dụng 2.2. Năng lực riêng: - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H + của acid bởi ion kim loại hoặc ion 4NH.) + Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan. - Tìm hiểu tự nhiên: + Đọc được tên một số loại muối thông dụng. + Trình bày được một số phương pháp điều chế muối. + Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide. + Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng linh hoạt các kiến thức về muối, tính chất của muối để làm các bài tập vận dụng. 3. Phẩm chất - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. Có niềm tin khoa học, luôn cố gắng vươn lên trong học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập. - Trung thực báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của các bạn trong lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:  Máy tính( ti vi)  Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: ................................................................. Dựa vào bảng 11.2 , Hoàn thành yêu cầu: Tên Muối Công thức Muối Tên Muối Công thức Muối potassium sulfate AlCl 3 sodium hydrogensulfate KCl sodium hydrogencarbonate Al 2 (SO 4 ) 3 sodium chloride MgSO 4 sodium nitrate NH 4 NO 3 calcium hydrogenphosphat e NaHCO 3 . magnesium sulfate copper(II) sulfate. ? Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO 4 ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm: ................................................................. Dựa vào Hình 11.2 , tiến hành thí nghiệm, hoàn thành yêu cầu: ? Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu: 1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra. 2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.  Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm theo nhóm . Mỗi bộ gồm: - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút hóa chất, thìa xúc hóa chất. - Hóa chất: dd H 2 SO 4 loãng, dd NaOH, dd CuSO 4 , ddNa 2 SO 4 , dd BaCl 2 , đinh sắt. 2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trao đổi theo cặp đôi và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.