Nội dung text KHA-2018-196898.pdf
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ luôn được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm. Cộng đồng các dân tộc thiểu số có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bộ phận dân tộc thiểu số vươn lên, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, dân tộc. Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Có 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Đa số là người dân tộc thiểu số. Trong đó có một bộ phận khá lớn là đồng bào dân tộc Mông (chiếm hơn 14% dân số toàn tỉnh). Dân tộc Mông nói chung, dân tộc Mông tại Sơn La nói riêng là bộ phận sắc tộc có nhiều nét bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc Mông cơ bản được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những nét văn hóa đặc thù độc đáo, đậm nét và riêng biệt, không ít những tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại dai dẳng, trực tiếp gây ảnh hưởng, tác động xấu đến mọi mặt đời sống: từ cản trở quá trình chuyển đổi sản xuất, áp dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng xuất lao động, phát triển kinh tế bền vững đến tạo sự biến tướng các phong tục tốt đẹp, làm méo mó đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; hạn chế mặt bằng dân trí; tổn hại cả chất lượng nòi giống... Những yếu tố đó đã cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của cộng đồng người Mông. Điều đó đặt lên vai hệ thống chính trị mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền trách nhiệm vừa đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, vừa phải có giải pháp, cách thức cụ thể, linh hoạt để thực thi được những chính sách nhằm hạn chế, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ mọi hủ tục lạc hậu trong cộng đồng dân tộc Mông. Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Mông
3 Lê Tâm Đắc, “Sự chuyển biến trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Mông ở Sơn La hiện nay”, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên đề nghiên cứu đăng trong tạp chí Lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh số 7-2017. Tác giả cũng đã đề cập đến tín ngưỡng truyền thống của người Mông ở Việt Nam nói chung, người Mông ở Sơn La nói riêng; tình hình thực trạng tôn giáo, tín ngưỡng của người Mông Sơn La trong giai đoạn hiện nay. Một số điều chỉnh, cải sửa của từng nhóm cộng đồng, dòng họ, gia đình nhằm lưu giữ những truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ “Tiếp cận văn hóa Hmông”, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2013. Tác giả cuốn sách đã đề cập đến văn hóa Mông với những nội dung tiếp cận gồm: đôi nét về tộc người qua vài truyền thuyết, huyền tích; tổ chức xã hội, dòng họ và mối quan hệ thân tộc, huyết thống; văn hóa vật chất, tinh thần với những giá trị biểu hiện đặc trưng; giới thiệu kho tàng văn học truyền thống, một số lễ thức tang ma, quan niệm triết học nhân sinh và một số quan niệm tâm linh có sự khác biệt với các dân tộc khác. Cuốn sách cũng điểm qua tinh thần kháng chiến của người Mông và sự đoàn kết xây dựng Tổ quốc, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Nguyễn Ngọc Mai, “Biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng ở người Mông khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam – thực trạng và nguyên nhân”, bài viết đăng trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, quyển 19, số 10 (166), 2017 (đây là chuyên đề trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Ngọc Mai – Viện Nghiên cứu tôn giáo – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với tiêu đề “Biến đổi của tôn giáo truyền thống trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”). Nội dung bài viết đã tập trung vào phân tích thực trạng những biến đổi cơ bản trong tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt là sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới, bao gồm việc truyền bá đạo Công giáo, Tin lành cho đến các hiện tượng tà đạo, xưng vua... làm thay đổi đa dạng trong đời sống tinh thần của người dân, từ niềm tin, thực hành nghi lễ đến việc liên