PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HSG VẬT LÍ 12-TỈNH BẮC GIANG.pdf

Mã đề 101 Trang 1/11 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG CỤM HIỆP HÒA -------------------- (Đề thi có 6 trang) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LẦN 2 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Nếu A nhiễm điện dương thì A. B âm, C dương, D dương. B. B âm, C dương, D âm. C. B âm, C âm, D dương. D. B dương, C âm, D dương. Câu 2: Để đun sôi 2 lít nước ở nhiệt độ 200 C đựng trong ấm bằng nhôm có khối lượng 200 g, người ta dùng bếp dầu. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K; 880 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu là q = 44.106 J/kg và hiệu suất của bếp là 30%. Khối lượng dầu cần dùng để đun sôi lượng nước trên có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5 g. B. 74 g. C. 35 g. D. 52 g. Câu 3: Một chất điểm dao động theo phương trình x 4sin(10 t ) 6 p = p - (cm) thì pha ban đầu của dao động là A. 2 3 p - rad. B. 6 p rad. C. 3 p rad. D. 6 p - rad. Câu 4: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: A. B. C. D. Câu 5: Một khối khí xác định dãn nở đẳng nhiệt từ thể tích ban đầu 5 lít đến 12 lít thì áp suất khối khí đã giảm một lượng 80 kPa. Áp suất ban đầu của khối khí bằng bao nhiêu? A. 173,1kPa. B. 17,3kPa. C. 137,1kPa. D. 113,7kPa. Câu 6: Người ta bỏ 100 g nước đá ở 00C vào 300 g nước có nhiệt độ 300C. Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá ‚ λ = 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Lượng nước đá còn lại chưa tan hết là A. 26 g. B. 74 g. C. 35 g. D. 0 g. Câu 7: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra. Băng tan là quá trình nào sau đây? A. Sự sôi. B. Quá trình đông đặc. C. Quá trình nóng chảy. D. Sự bay hơi. Câu 8: Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động cùng tần số với tần số li độ là A. vận tốc, gia tốc và lực phục hồi. B. vận tốc, gia tốc và cơ năng. C. động năng, thế năng và lực phục. D. vận tốc, động năng và thế năng. Câu 9: Xét một vòng kim loại đang chuyển động đều từ A đến E như hình vẽ bên. Trong quá trình chuyển
Mã đề 101 Trang 2/11 động, vòng đi vào vùng từ trường đều abcd có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Trong quá trình chuyển động, số lượng đường sức từ xuyên qua vòng kim loại này giảm dần trong giai đoạn nào? A. Từ B đến C. B. Từ D đến E. C. Từ C đến D. D. Từ A đến B. Câu 10: Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng A. 0,6 m/s. B. 0,3 m/s. C. 2,4 m/s. D. 1,2 m/s. Câu 11: Một viên đạn bằng chì có khối lượng 3,00g đang bay với tốc độ 2,40.102 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nhiệt dung riêng của chì là 127 J/(kg.K). Nếu có 50% công cản của bức tường dùng để làm nóng viên đạn thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ? A. 100 K. B. 121 K. C. 118 K. D. 113 K. Câu 12: Sự bay hơi A. chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng. B. chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng. C. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. D. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ. Câu 13: Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút hay đẩy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó A. Đẩy nhau F = 13mN. B. Đẩy nhau F = 23mN. C. Hút nhau F = 23mN. D. Hút nhau F = 13mN. Câu 14: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là A. siêu âm. B. nhạc âm. C. âm mà tai người nghe được. D. hạ âm. Câu 15: Khi nổi lên từ đáy hồ thì thể tích của một bọt khí tăng gấp rưỡi. Độ sâu của hồ bằng bao nhiêu? Biết áp suất khí quyển là 75 cmHg, coi nhiệt độ ở đáy hồ và mặt nước là như nhau. A. 5,4m. B. 5,1m. C. 4,8m. D. 6,4m. Câu 16: Trong thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với việc bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong hình dưới đây (dụng cụ thí nghiệm được liệt kê ở Bài 10 trong SGK), khung dây được sử dụng có kích thước là 100 mm x 80 mm như hình. Nếu ta thay khung dây ban đầu thành một khung dây khác có kích thước 100 mm x 20 mm nhưng vẫn giữ nguyên góc hợp bởi mặt phẳng khung dây với các đường sức từ cũng như cường độ dòng điện qua khung dây và nam châm điện thì nhận xét nào sau đây về lực từ do từ trường tác dụng lên khung dây là đúng?
Mã đề 101 Trang 3/11 A. Đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần. B. Không đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần. C. Đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần. D. Không đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần. Câu 17: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: A. B. C. D. Câu 18: Tăng chiều dài của dây dẫn lên hai lần và tăng đường kính của dây dẫn lên hai lần thì điện trở của dây dẫn sẽ A. tăng gấp đôi. B. giảm bốn lần. C. giảm một nửa. D. tăng gấp bốn. Câu 19: Một học sinh đi xe đạp bị hết hơi trong săm xe, học sinh đó mượn bơm để bơm xe. Sau 10 lần bơm thì diện tích tiếp xúc của lốp xe và mặt đất là S1 = 30cm2 . Hỏi sau bao nhiêu lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc là S2 = 20cm2 . Biết rằng trọng lực của xe cân bằng với áp lực của không khí, thể tích mỗi lần bơm là như nhau và nhiệt độ trong quá trình bơm là không đổi. A. 5 lần. B. 6 lần. C. 4 lần. D. 7 lần. Câu 20: Trong một quá trình nhiệt động, khối lượng của một khối khí lý tưởng không đổi, thể tích giảm một nửa và áp suất giảm một nửa. Hỏi nhiệt độ của khí thay đổi thế nào? A. Giảm đi một nửa. B. Không đổi. C. Giảm một phần tư. D. Tăng gấp 4 lần. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cầu chì là một thiết bị khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nó có tác dụng trong việc bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình. Bộ phận chính của cầu chì là một dây kim loại bằng chì được lắp vào mạch điện để dòng điện chạy qua. a) Người ta dùng dây kim loại bằng chì vì chì có tính bền, dẫn điện tốt. b) Nếu dây chì bị đứt nhưng không có dây chì, ta có thể tạm thay thế dây chì bằng dây đồng. c) Khi xảy ra sự cố chập điện, dây cầu chì sẽ bị nóng chảy và đứt trước các dây kim loại khác trong mạch điện. d) Người ta sử dụng dây chì vì chì có nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 2: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ như hình dưới đây. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? a) Mỗi khi từ thông qua mặt giới hạn bởi mạch điện kín biến thiên theo thời gian thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. b)Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó. c) Độ lớn của từ thông qua một mạch kín càng lớn thì suất điện động cảm ứng trong mạch kín đó càng lớn. d)Dịch chuyển thanh nam châm lại gần một đầu ống dây thì đầu đó sẽ hút thanh nam châm vì khi đó, ống dây là một nam châm điện.
Mã đề 101 Trang 4/11 Câu 3: Một lốp ô tô được bơm căng không khí ở 27 °C. Áp suất ban đầu của khí ở áp suất khí quyển bình thường là 1,013.105 Pa. Trong quá trình bơm, không khí vào trong lốp bị nén lại và giảm 80% thể tích ban đầu (khi không khí còn ở bên ngoài lốp), nhiệt độ khí trong lốp tăng lên đến 40°C. a) Tỉ số giữa thể tích khí sau khi đưa vào trong lốp và thể tích khí khi ở ngoài lốp là 0,2. b) Áp suất khí trong lốp là 2,11.103 Pa. c) Sau khi ô tô chạy ở tốc độ cao, nhiệt độ không khí trong lốp tăng đến 75°C và thể tích khí bên trong lốp tăng bằng 102% thể tích khi lốp ở 40°C. Áp suất mới của khí trong lốp là 5,76.105 Pa. d) Biết phần lốp tiếp xúc với mặt đường có dạng hình chữ nhật, diện tích 205 cm2 . Áp lực lốp xe lên mặt đường cỡ 1 000 N. Câu 4: Có hai chai nước lạnh A và B giống nhau (cùng nhiệt độ, cùng thể tích). Lần 1: Nhúng chai nước A vào chậu nước, nhiệt độ nước trong chậu giảm xuống. Đến khi hệ cân bằng nhiệt thì lấy chai nước A ra khỏi chậu. Lần 2: Nhúng chai nước B vào chậu nước, nhiệt độ nước trong chậu tiếp tục giảm xuống đến khi cân bằng nhiệt thì lấy chai nước B ra khỏi chậu. a) Nhiệt độ của chai nước A sau khi lấy ra khỏi chậu cao hơn nhiệt độ chai nước B ban đầu. b) Nhiệt lượng của chậu nước truyền cho hai chai nước là như nhau. c) Độ giảm nhiệt độ của chậu nước trong lần nhúng thứ nhất nhiều hơn lần nhúng thứ hai. d) Tổng độ tăng nhiệt độ của hai chai nước bằng tổng độ giảm nhiệt độ của chậu nước trong hai lần nhúng. Câu 5: Một xô có chứa M = 10 kg hỗn hợp nước và nước đá ở trong phòng. Sự thay đổi của nhiệt độ hỗn hợp theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên. Lấy gần đúng nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg. Cho rằng sự hấp thụ nhiệt từ môi trường là đều. a) Tại thời điểm A trên đồ thị, toàn bộ nước đá ở trong xô đã tan hết. b) Trong 50 phút đầu tiên, xô nước đá không hấp thụ nhiệt từ môi trường. c) Khối lượng nước ban đầu trong xô là 7,5 kg. d) Khối lượng nước đá còn lại ở thời điểm 20 phút xấp xỉ 0,74 kg. Câu 6: Một khí cầu thám không hình cầu được bơm đầy khí hydrogen đến thể tích 34 m3 . Khi bơm xong, hydrogen trong khí cầu có nhiệt độ 27 °C, áp suất 1,200.105 Pa. Vỏ khí cầu không bị vỡ khi thể tích khí không vượt quá 27 lần thể tích ban đầu. a) Khối lượng khí hydrogen cần bơm vào khí cầu là 3 300 gam. b) Nếu bơm khí trong thời gian 2 phút kể từ khi trong vỏ khí cầu không có khí đến khi đầy, cần dùng máy bơm có thể bơm được trung bình 15 gam khí trong mỗi giây. c) Khí cầu được thả bay lên đến độ cao nhất định thì bị vỡ do thể tích tăng quá giới hạn, nhiệt độ của khí cầu bằng nhiệt độ khí quyển là - 84 °C thì áp suất trong khí cầu là 0,028.105 Pa. d) Cứ lên cao thêm 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg, độ cao lớn nhất khí cầu đến được là 20 km. t(0C ) τ(s) 0 50 60 2 A B

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.