Nội dung text ĐỀ 1 - CK2 LÝ 12 - FORM 2025.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 1 (Đề thi có … trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng ? Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây và dường sức từ. B. có phương vuông góc với đoạn dây. C. có phương vuông góc với đường sức từ. D. có phương tiếp tuyến với các đường sức từ. Câu 2. Một đoạn dây dài 2,0 m mang dòng điện 0,6 A được đặt trong vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,5 T theo phương song song với phương của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là A. 6,7 N. B. 0,30 N. C. 0,15 N. D. 0 N. Câu 3. Khi nói về từ thông, phát biểu nào sau đây sai? A. Khi đặt vòng dây có diện tích S vuông góc với các đường sức từ, nếu S càng lớn thì từ thông có độ lớn càng lớn. B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). C. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường lớn hay bé. D. Từ thông là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng 0. Câu 4. Suất điện động cảm ứng do một máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức e2202cos(100t0,25)(V) . Giá trị cực đại của suất điện động này là A. 2202 V . B. 1102 V. C.110 V. D. 220 V. Câu 5. Suất điện động xoay chiều trong máy phát xoay chiều một pha có giá trị hiệu dụng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Cảm ứng từ của nam châm phần cảm C. Tốc độ quay của rôto. B. Số vòng dây phần ứng D. Vị trí ban đầu của rôto trong từ trường. Câu 6. Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng A. số proton nhưng khác nhau số nucleon. B. số nucleon nhưng khác nhau số proton. C. số neutron. D. số proton và cùng số nucleon. Câu 7. Cấu tạo của hạt nhân C12 6 gồm A. 12 nucleon, 6 proton, 6 neutron. B. 6 nucleon, 6 proton, 6 neutron. C. 12 nucleon, 6 proton, 12 neutron. D. 12 nucleon, 12 proton, 12 neutron. Câu 8. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có A. năng lượng liên kết càng lớn. B. năng lượng liên kết càng nhỏ. C. năng lượng liên kết riêng càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ. Câu 9. Khi bắn phá hạt nhân 14 7N bằng hạt α, người ta thu được một hạt proton và một hạt nhân X. Hạt nhân X là A. 12 6C . B. 17 8O . C. 16 8O. D. 14 6C. Câu 10. Khi nói về phóng xạ alpha, phát biểu nào sau đây đúng ?