Nội dung text ĐỀ 7 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).docx
Thí nghiệm nhóm thứ nhất Thí nghiệm nhóm thứ hai Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do: A. Nhóm thứ hai dùng acid nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt zinc bột lớn hơn zinc miếng. C. Nồng độ zinc bột lớn hơn. D. Áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất. Câu 9. Ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van't Hoff là A. giá trị của hệ số nhiệt độ γ không ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. B. giá trị của hệ số nhiệt độ γ càng nhỏ thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. C. giá trị của hệ số nhiệt độ γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. D. giá trị của hệ số nhiệt độ γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng yếu. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ alcohol (rượu)? A. Chất xúc tác. B. áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 11. Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi? A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm. B. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900 o C. C. Tăng nồng độ khí carbonic. D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi. Câu 12. Trong các halogen, chlorine là nguyên tố A. có độ âm điện lớn nhất. B. có tính phi kim mạnh nhất. C. tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất. D. có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất. Câu 13. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với Br 2 ? A. H 2 , dung dịch NaI, Cu, H 2 O. B. Al, H 2 , dung dịch NaI, H 2 O, Cl 2 . C. H 2 , dung dịch NaCl, H 2 O, Cl 2. D. dung dịch HCl, dung dịch NaI, Mg, Cl 2 Câu 14. Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất A. NaCl. B. HCl. C. KMnO 4 . D. KClO 3 . Câu 15. Chất nào có tính khử mạnh nhất? A. HI. B. HF. C. HBr. D. HCl. Câu 16. Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Tương tác van der Waals tăng dần và phân tử khối tăng dần. B. Phân tử khối tăng dần. C. Độ bền liên kết giảm dần. D. Độ phân cực liên kết giảm dần. Câu 17. Hydrochloric acid thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa nào sau đây?
A. KMnO 4 , Cl 2 , CaOCl 2 . B. MnO 2 , KClO 3 , NaClO. C. K 2 Cr 2 O 7 , KMnO 4 , MnO 2 , KClO 3 . D. K 2 Cr 2 O 7 , KMnO 4 , MnO 2 , H 2 SO 4 . Câu 18. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách A. chlorine hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho chlorine tác dụng với hydrogen. C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H 2 SO 4 đặc. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau: CO(g) + 1 2 O 2 (g) → CO 2 (g) 298283o rHkJ (1); H 2 (g) + F 2 (g) → 2HF(g) 298546o rHkJ (2) a. Nhiệt hình thành của HF(g) 546 kJ mol -1 . b. Nhiệt hình thành của CO 2 (g) -283 kJ mol -1 . c. Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1). d. Sau giai đoạn khơi màu cả hai phản ứng tiếp tục xảy ra. Câu 2. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O 2 (g) → 2NO 2 (g) (*). a. Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng (*) là 2NOOvkCC b. Ở nhiệt độ không đổi, khi nồng độ O 2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. c. Ở nhiệt độ không đổi, khi nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O 2 không đổi thì tốc độ phản ứng tăng 9 lần. d. Ở nhiệt độ không đổi, khi nồng độ NO và O 2 đều tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng 9 lần Câu 3. Nhóm halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. a. Tất cả các halogen đều ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. b. Tất cả các halogen đều có công thức phân tử dạng X 2 . c. Tất cả các halogen đều là chất khí ở điều kiện thường. d. Tính oxi hóa của các đơn chất halogen giảm dần từ fluorine đến iodine. Câu 4. Javel là chất oxi hóa mạnh nên nó có khả năng phân hủy phân tử hữu cơ hiệu quả, tất cả các loại vi trùng nguy hại và chất có mùi khó ngửi như ure, ammonia. Chính vì vậy, javel thường được dùng trong việc tẩy quần áo, vệ sinh nhà cửa, sát trùng vết thương, đồ đạc hay khử trùng hồ bơi, bồn cầu... Phản ứng tạo nước Javel: Cl 2 + NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O (*) a. NaClO là chất giúp Javel có tính oxi hóa. b. Nên đun nóng phản ứng (*) ở nhiệt độ khoảng 70 o C. c. Trong công nghiệp, nước javel được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch sodium chloride (NaCl 15- 20%) trong thùng điện phân có màng ngăn. d. Trong phản ứng (*) Cl 2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các phản ứng sau: (1) PCl 3 + Cl 2 → PCl 5 (2) Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag (3) CO 2 + 2LiOH → Li 2 CO 3 + H 2 O (4) FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 + 2NaCl