PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CTST_BÀI 17_TẾ BÀO_TIẾT 1.pdf

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 6 - CTST CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG BÀI 17: TẾ BÀO (Tiết 1) I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức Sau khi học xong tiết học này HS: - Trình bày được khái niệm, chức năng của tế bào. - Mô tả được được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. - Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng và kích thước của một số loại tế bào,... - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thảo luận và trình bày báo cáo trước lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thông qua việc tham gia các trò chơi mà GV tổ chức. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi trong các phiếu học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: - Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên. - So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận. 3. Về phẩm chất - Say mê, hứng thú với các hoạt động mà GV tổ chức. - Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - HÌnh thành và phát triển phẩm chất trung thực và chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Kế hoạch bài dạy. - Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
- Dụng cụ và vật liệu cho các trò chơi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, cặp đôi. - Phương pháp khăn trải bàn. - Phương pháp Rubic. - Kĩ thuật KWL - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn. - Kĩ thuật động não. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, ôn lại bài cũ và dẫn dắt giới thiệu vấn đề. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Truy tìm bức tranh bí ẩn. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: • Có 1 bức tranh ẩn dưới 4 mảnh ghép. • Mỗi nhóm có 1 lượt lựa chọn mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi ôn tập bài cũ • Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai nhóm khác sẽ có quyền trả lời. • Sau mỗi mảnh ghép, nhóm nào trả lời được nội dung bức tranh sớm nhất sẽ giành chiến thắng. c) Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời ở mỗi mảnh ghép để lật mở mảnh ghép. Câu 1: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? A. Chiết B. Cô cạn C. Lọc. D. Kết hợp cô cạn và đun nóng Câu 2: Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối? A. Làm lắng đọng muối. B. Lọc lấy muối từ nước biển. C. Làm bay hơi nước biển. D. Cô cạn nước biển.
Câu 3: Phương pháp thông dụng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng: A. Lọc. B. Chiết. C. Cô cạn. D. Không thể tách được. Câu 4: Dựa trên cơ sở nào của các chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp A. Tính chất hóa học. B. Tính chất điện học. C. Tính chất vật lý D. Tính chất quang học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV chia lớp thành 4 nhóm. GV đặt vấn đề: “Ở tiết trước, các em đã được học về phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp, hôm nay chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức về bài cũ nhé!” Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên . Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở các mảnh ghép và tìm ra nội dung của bức tranh bí ẩn. Nhận nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Chốt lại và đặt vấn đề vào bài “Bức tranh bí ẩn đã được lật mở, ta thấy mỗi viên gạch trong nhà, là những đơn vị xây dựng nên một căn nhà lớn và như các em đã biết, cơ thể sinh vật hoạt động một cách rất thần kỳ, vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu từ những tế bào nhỏ bé đến một cơ thể sinh vật to lớn có những điều gì thú vị nhé!” Lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu tế bào là gì? a) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm, chức năng của tế bào. - Hiểu được tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Mảnh ghép hoàn hảo
+ Cách chơi: • Chia lớp thành 4 nhóm. • Sẽ có 6 hình ảnh, tương ứng với 3 cặp đôi bị lạc nhau • Mỗi hình ảnh của nhóm A sẽ là đơn vị cấu tạo nên của hình ảnh ở nhóm B. • Trong thời gian 2 phút, hãy ghép chúng về đúng với nhóm của mình. • Nhóm nào hoàn thành đầu tiên và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. - GV tổ chức trò chơi: Giấy ghi chú thần kỳ + Cách chơi: • Có 2 hình ảnh trên bảng, các đội thảo luận nhóm trong 2 phút để ghi các nội dung ở từng ô trống vào các giấy ghi chú. • Sau khi hết 2 phút thảo luận, mỗi nhóm cử 4 HS, mỗi HS giữ 1 giấy ghi chú, tiến hành dán giấy ghi chú lên bảng theo hình thức tiếp sức. • Đội hoàn thành đầu tiên sẽ nhận được 20 điểm, đội chậm hơn nhận được 10 điểm, mỗi giấy ghi chú đúng sẽ nhận được 10 điểm - GV tổ chức hoạt động: Chung sức + Cách chơi: Học sinh thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập c) Sản phẩm: - Trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”: Thứ tự mảnh ghép đúng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.