PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 2 - Trọng âm.doc

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 2: TRỌNG ÂM Số câu trong đề: 2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ: - Kiểm tra khả năng nhận biết trọng âm của học sinh ở cấp độ từ. - Kiểm tra kiến thức về trọng âm từ của học sinh nhằm hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói. I. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP * PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI Ví dụ: (Trích ‘Đề thi THPT QG 2017’- Mã đề 402) Circle one letter to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. A. possible B. cultural C. confident D. supportive Bước 1: Đọc kỹ 4 phương án lựa chọn, xác định số âm tiết trong các từ. Bước 1: A. 3 âm tiết B. 3 âm tiết C. 3 âm tiết D. 3 âm tiết Bước 2: Xác định từ loại của các phương án lựa chọn Bước 2: A. tính từ B. tính từ C. tính từ D. tính từ Bước 3: Lưu ý những đuôi đặc biệt của các từ này. Bước 3: A. hậu tố -ible B. hậu tố -al C. hậu tố -ent D. hậu tố -ive Bước 4: Vận dụng các nguyên tắc trọng âm cơ bản để xác định trọng âm của các từ. Bước 4: - Phương án A: Từ possible /ˈpɒsəbl/ có đuôi -ible nên trọng âm rơi vào âm trước nó là âm tiết đầu tiên. - Phương án B: Từ cultural /ˈkʌltʃərəl/ có đuôi -al nên vẫn giữ nguyên trọng âm của từ gốc culture. Từ culture là danh từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Vì vậy phương án B có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. - Phương án C: Từ confident /ˈkɒnfɪdənt/ là tính từ ba âm tiết. Trong đó âm tiết thứ hai chứa âm ngắn /ɪ/ nên trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. - Từ supportive /səˈpɔːtɪv/ có hậu tố -ive không làm ảnh hưởng đến trọng âm của từ gốc support. Từ support có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai nên từ supportive cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Bước 5: Tìm từ có trọng âm khác các từ còn lại Bước 5: Như vậy, từ supportive có trọng âm khác các từ còn lại nên đáp án đúng là D. → Chọn D * CÁC LỖI THƯỜNG GẶP Lỗi 1: Không nhấn trọng âm từ do ảnh hưởng của tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết nên không có trọng âm của từ. Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết với những đặc tính phức tạp về trọng âm, ngữ điệu. Những từ hai âm tiết trở lên thì đều có trọng âm rơi vào những âm tiết nhất định, được đọc nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại. Do ảnh hưởng của tiếng Việt nên một số học sinh có thói quen không nhấn trọng âm từ, dẫn đến gặp khó khăn khi làm bài tập về ngữ âm. Lỗi 2: Không xác định được từ loại Việc xác định đúng loại từ sẽ giúp học sinh xác định trọng âm của từ chính xác hơn do các loại từ khác nhau Lưu ý: A. động từ B. tính từ C. động từ D. động từ
Trang 2 thường có các quy tắc đánh trọng âm khác nhau. Ví dụ: A. provide B. private C. advise D. arrange Chọn C. Giải thích: Do bạn không xác định được loại từ của các phương án trên cho nên không xác định đúng trọng âm của các từ và chọn sai đáp án Các động từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai; các danh từ và tính từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Trong 4 phương án trên, phương án A, C, D là động từ hai âm tiết nên có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Phương án B là tính từ hai âm tiết nên có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Đáp án là B. Lỗi 3: Không để ý các hậu tố của từ Một số hậu tố của từ có thể có ảnh hưởng khác nhau đến trọng âm của từ gốc. Vì vậy việc phân tích từ và xác định hậu tố của từ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc xác định trọng âm của từ. Ví dụ: A. supportive B. connection C. attention D. seasonal Bạn chọn B. Giải thích: Do bạn không chú ý đến các hậu tố của các phương án trên cho nên không xác định đúng trọng âm của các từ và chọn sai đáp án Lưu ý: A. -ive B. -tion C. -tion D. -al Phương án A chứa hậu tố -ive không làm ảnh hưởng đến trọng âm của từ gốc support (động từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai) nên trọng âm của từ supportive rơi vào âm tiết thứ hai. Phương án B và C chứa hậu tố -tion nên trọng âm của từ connection và attention rơi vào âm tiết đứng ngay trước hậu tố này là âm tiết thứ hai. Phương án D chứa hậu tố -al không làm ảnh hưởng đến trọng âm của từ gốc season (danh từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất) nên trọng âm của từ seasonal rơi vào âm tiết thứ nhất. Đáp án là D. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM SƠ ĐỒ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA TỪ * Từ cần xác định trọng âm của từ 1. Từ có 2 âm tiết - Động từ - Danh từ - Tính từ - Từ ghép - Các đuôi đặc biệt 2. Từ có 3 âm tiết trở lên - Động từ - Danh từ - Tính từ - Từ ghép - Tiền tố và hậu tố A. LÝ THUYẾT 1. Từ có hai âm tiết 1.1. Động từ có 2 âm tiết: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: begin, forgive, invite, agree, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: answer, enter, happen, offer, open, visit, carry, etc. 1.2. Danh từ có 2 âm tiết: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: father, table, sister, office, mountain, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: advice, machine, mistake, hotel, police, etc. 1.3. Tính từ có 2 âm tiết: Trọng âm thường rơi vào Ví dụ:
Trang 3 âm tiết thứ nhất happy, busy, careful, lucky, healthy, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: alone, amazed, etc Lưu ý: Một số từ hai âm tiết vừa là động từ vừa là danh từ hoặc tính từ. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai khi là động từ và trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất khi là danh từ hoặc tính từ. conflict /ˈkɒnflɪkt/ (n) sự mâu thuẫn, tranh cãi /ˈkənˈflɪkt/ (v) mâu thuẫn, tranh cãi contest /ˈkɒntest/ (n) cuộc thi /kənˈtest/ (v) tranh cãi, đấu tranh contrast /ˈkɒntrɑːst/ (n) sự mâu thuẫn /kənˈtrɑːst/ (v) mâu thuẫn, làm rõ sự tương phản convert /ˈkɒnvɜːt/ (n) người cải đạo /kənˈvɜːt/ (v) chuyển đổi, cải đạo decrease /ˈdi:kriːs/ (n) sự giảm xuống /dɪˈkriːs/ (v) giảm, suy giảm import /ˈɪmpɔːt/ (n) hàng nhập khẩu /ɪmˈpɔːt/ (v) nhập khẩu insult /ˈɪnsʌlt/ (n) sự lăng mạ, sỉ nhục /ɪnˈsʌlt/ (v) lăng mạ, sỉ nhục perfect /ˈpɜːfekt/ (adj) hoàn hảo /pəˈfekt/ (v) hoàn thiện, làm hoàn hảo permit /ˈpɜːmɪt/ (n) giấy phép /pəˈmɪt/ (v) cho phép present /ˈprezənt/ (n) món quà /ˈprɪzent/ (v) giới thiệu produce /ˈprɒdjuːs/ (n) nông sản, vật phẩm /prəˈdjuːs/ (v) sản xuất, tạo ra record /ˈrekɔːd/ (n) bản lưu, bản ghi chép /ˈrɪkɔːd/ (v) lưu trữ, ghi chép lại 1.4. Lưu ý: - Các từ tận cùng bằng đuôi -sist, -cur, -vert, -test, -tain, -tract, -vent, -self thì trọng âm rơi vào chính các âm tiết này. Ví dụ: event, protest, persist, maintain, herself, occur, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: contest, certain. - Các từ tận cùng bằng đuôi –ades, -ee, -ese, -eer, - ette, -oo, -oon, -ain (chỉ động từ), -esque, -isque, - aire , -mental, -ever, -self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này Ví dụ: trainee, Chinese, typhoon, shampoo, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: coffee, committee, etc. - Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng a- thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: about, above, again, alone, alike, ago, etc. 2. Từ có ba âm tiết trở lên 2.1. Động từ - Âm tiết thứ 3 chứa nguyên âm ngắn /i/ hoặc /ə/ → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: Encounter /ɪnˈkaʊntə(r)/, determine /dɪˈtɜːmɪn/ - Âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Ví dụ: exercise /ˈeksəsaɪz/, compromise /ˈkɒmprəmaɪz/, etc. Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /ˌentəˈteɪn/, comprehend /ˌkɒmprɪˈhend/, etc. 2.2. Danh từ Âm tiết thứ hai có chứa âm ngắn /ə/ hoặc /i/ → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs/, pharmacy /ˈfɑːməsi/, holiday /ˈhɒlədeɪ/, resident /ˈrezɪdənt/, etc. Âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hoặc /i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm Ví dụ: Computer /kəmˈpjuːtə(r)/, potato /pəˈteɪtəʊ/, banana
Trang 4 đôi → Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. /bəˈnɑːnə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/, etc. 2.3. Tính từ: tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ Ví dụ: productive /prəˈdʌktɪv/ etc. Lưu ý: - Một số hậu tố đặc biệt: Trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước các hậu tố: -ic, -ical, -sion, -tion, - aphy, -ogy, -ity, -acy, ian, -id, -ish. Ví dụ: critical, succession, suggestion, musician, etc. Các từ tận cùng bằng đuôi -ade, -ee, -ese, -eer, - ette, -oo, -oon, -ain, -esque, -isque, -aire ,-mental, -ever, -self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này. Ví dụ: lemonade, Chinese, pioneer, kangaroo, typhoon, whenever, environmental, , etc. Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ: committee, etc. 3. Từ ghép - Danh từ ghép: trọng âm rơi vào phần thứ nhất. Ví dụ: DOORman, TYPEwriter, FOOTball, book- case, etc. - Tính từ ghép: Ví dụ: + Nếu danh từ đứng trước, trọng âm rơi vào phần thứ nhất. + HOMEsick, CARsick, HEARTbroken, etc. + Nếu có tính từ hoặc trạng từ đứng trước, trọng âm chính thường rơi vào phần thứ hai. + good-LOOKing, old-FAshioned, fast-CHANGing, etc. - Động từ ghép: trọng âm rơi vào phần thứ hai Ví dụ: underSTAND, overFLOW, etc. 4. Các tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix) thường không làm thay đổi trọng âm của từ gốc + Tiền tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.