Nội dung text Bài 16. ÁP SUẤT - HS.docx
Bài 16. ÁP SUẤT I. Áp lực Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Hình. Áp lực II. Khái niệm áp suất – Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép. Áp suất = – Nếu kí hiệu p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích mặt bị ép, ta có: p = + Cùng một F, áp suất tác dụng lên vật có thể tăng (hoặc giảm) tuỳ thuộc vào diện tích bề mặt giảm (hoặc tăng). + Cùng một S bề mặt bị ép, áp suất tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực tác dụng lên vật. – Đơn vị áp suất là pascal, kí hiệu Pa (1 pa = 1 N/m 2 ). ● bar (1 bar = 100 000 Pa). ● atmosphere (1 atm = 101 300 Pa). ● milimet thuỷ ngân (1 mmHg = 133,3 Pa). – Để đo áp suất, người ta dùng áp kế. Hình. Áp kế III. Tăng giảm áp suất Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể: – Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích mặt bị ép. – Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực. – Đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép.
Như vậy: Ta có thể thay đổi áp suất tác dụng lên vật bằng cách thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Áp lực là A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì. D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép. Câu 2. Đơn vị đo áp suất là A. niutơn (N). B. niutơn mét (N.m). C. niutơn trên mét (N/m). D. niutơn trên mét vuông (N/m 2 ). Câu 3. Công thức tính áp suất là A. p = F/S. B. p = F.S. C. p = P/S. D. p = d.V. Câu 4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất? A. N/m 2 . B. Pa. C. N/m 3 . D. kPa. Câu 5. Niu tơn (N) là đơn vị của A. áp lực. B. áp suất. C. năng lượng. D. quãng đường. Câu 6. Muốn tăng áp suất thì A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. Câu 7. Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép thì ta A. giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. giảm diện tích bị ép. C. tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 8. Muốn tăng áp suất của một vật lên vật khác ta A. giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. B. giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Câu 9. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực của búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. Câu 10. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì A. áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu. C. áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên. Câu 11. Áp suất khí quyển có giá trị khoảng A. 76 cm. B. 76 cmHg. C. 76 N/m 2 . D. 760 cmHg. Câu 12. Khi nói về áp suất, các phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. Câu 13. Khi xe đang chuyển động đều trên mặt nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng A. trọng lượng của xe và người đi xe. B. lực kéo của động cơ xe máy. C. lực cản của động cơ xe máy. D. không. Câu 14. Một người đứng trên một cái ghế 4 chân. Diện tích tiếp xúc của cả người và ghế lên mặt đất là A. diện tích của 1 chân ghế. B. diện tích của 4 chân ghế. C. diện tích của 2 bàn chân người. D. tổng diện tích của cả 4 chân ghế và 2 chân người. Câu 15. Khi nói về áp suất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép. B. Áp suất tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực. C. Với áp lực không đổi áp suất tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép. D. Áp suất không phụ thuộc diện tích bị ép. Câu 16. Khi so sánh áp suất và áp lực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo. B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép. C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. D. Giữa áp suất và áp lực không có mối liên hệ nào. Câu 17. Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?