Nội dung text 3026. Đô Lương 1 - Yên Thành 3 - Nghệ An (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ ĐÔ LƯƠNG 1 – YÊN THÀNH 3 – NGHỆ AN 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một lượng khí lí tưởng không đổi biến đổi trạng thái có đồ thị V - T như hình vẽ. Quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí này A. không phải là một đẳng quá trình. B. là quá trình đẳng áp. C. là quá trình đẳng tích. D. là quá trình đẳng nhiệt. Câu 2: Quá trình một chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là quá trình A. đông đặc. B. ngưng tụ. C. ngưng kết. D. hóa hơi. Câu 3: Ở một phòng thí nghiệm có gắn biển như hình bên. Biển này có ý nghĩa cảnh báo A. nguy cơ bề mặt nóng B. nguy cơ tia tử ngoại. C. nguy hiểm vật liệu ăn mòn. D. chất độc sinh học. Câu 4: Khi các bác sĩ chụp cắt lớp vi tính cho bệnh nhân thì máy chụp sẽ phát ra A. sóng viba. B. sóng siêu âm. C. tia tử ngoại. D. tia X. Câu 5: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S, gồm N vòng dây quay đều với tốc độ góc ở quanh trục cố định vuông góc với cảm ứng từ B của từ trường đều (hình bên). Nối hai đầu khung dây với một bóng đèn thì trong đèn sẽ A. xuất hiện dòng điện xoay chiều. B. xuất hiện dòng điện tăng dần đều. C. xuất hiện dòng điện không đổi. D. không cò dòng điện chạy qua. Câu 6: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S = 20 cm2 , có N = 100 vòng dây (Hình bên), quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vectơ pháp tuyến n của diện tích S của khung dây cùng chiều với vectơ cảm ứng từ B và chiều dương là chiều quay của khung dây. Biểu thức xác định suất điện động trong khung dây là A. e 2 sin(100 t)V. = B. e 2 sin(100 t ) V. 2 = − C. e 200 sin(100 t)V. = D. e 200 sin(100 t ) V. 2 = + Câu 7: Một lượng khí trong xi lanh dãn nở sao cho nhiệt độ không đổi thì nội năng của khối khí đó sẽ A. tăng lên rồi giảm đi. B. giảm xuống. C. không đổi. D. tăng lên.
Câu 16: Hình bên là két nước làm mát của ô tô, lượng nước làm mát có khối lượng 5kg. Nhiệt độ của nước làm mát khi chạy quanh động cơ là 80oC và giảm xuống còn 25oC khi qua bộ tản nhiệt. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Lượng nhiệt tỏa ra môi trường qua bộ tản nhiệt khi hết một chu trình là A. 21 kJ. B. 1680 kJ. C. 525 kJ. D. 1155 kJ. Câu 17: Gọi p1, V1, T1 và p2, V2, T2 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định ở hai trạng thái. Công thức nào mô tả đúng định luật Boyle ? A. VT V T . 1 2 2 1 = B. VT V T . 1 1 2 2 = C. P V P V . 1 2 2 1 = D. P V P V . 1 1 2 2 = Câu 18: Hiệu điện thế xoay chiều có giá trị u 220 2 cos 100 t V. 2 = + Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế này là A. V. 2 B. 220 2 V. C. 220V. D. 100 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một bong bóng chứa khí Carbon dioxide (CO2) có thể tích 1cm3 được giải phóng bởi một con cá chép bơi ở độ sâu 2,5m. Biết khí trong bong bóng là khí lí tưởng và xem nhiệt độ khí không đổi và bằng 17°C, khối lượng mol của khí Carbon dioxide là 44 g/mol. Áp suất khí quyển bằng Po =105Pa, khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg / m3 . Hằng số khí R = 8,31 J /mol.K. Áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc độ sâu h theo công thức P P gh = + o . Gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . a) Độ chênh lệch áp suất ở độ sâu 2,5m so với mặt nước bằng 25 kPa. b) Áp suất của bong bóng ngay thời điểm cá giải phóng bằng 125.104 Pa. c) Khối lượng khí Carbon dioxide có trong bong bóng đó bằng 2,8 mg. d) Thể tích của bong bóng khí khi đến mặt nước bằng 1,25cm3 . Câu 2: Nguyên lý hoạt động của bếp từ được cho như hình vẽ. a) Dòng điện xoáy xuất hiện ở đáy nồi đun là dòng điện Foucault. b) Nồi kim loại nóng lên được là do nhiệt sinh ra từ mặt bếp từ truyền lên nồi như bếp điện. c) Nồi kim loại nóng lên là do tác dụng nhiệt của dòng điện xoáy tạo ra ở đáy nồi. d) Bếp từ hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 3: Một nhóm học sinh lớp 12 thực hiện thí nghiệm thực hành xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước. Họ đã lựa chọn bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 1 gồm: biến thế nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện có tích hợp chức năng đo thời gian (2), nhiệt kế điện tử có độ phân giải nhiệt độ ±0,1°C (3), nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp kèm dây điện trở (4), cân điện tử (5), các dây nối. Họ tiến hành thí nghiệm như sau: Đặt nhiệt lượng kế lên cân. Đổ nước nóng vào nhiệt lượng kế. Xác định khối lượng nước trong bình. Tháo nắp bình ra khỏi nhiệt lượng kế. Nối oát kể với điện trở và nguồn điện. Đặt dây điện trở vào nhiệt lượng kế sao cho toàn bộ dây điện trở chìm trong nước. Bật nguồn điện. Đun sôi nước trong bình nhiệt lượng kế. Sau mỗi khoảng thời gian 2 phút, đọc số đo công suất trên oát kế, khối lượng nước trong bình nhiệt lượng kế trên cân và thu được bảng số liệu: Thời gian (phút) 0 2 4 Số chỉ oát kế (W) 10,04 9,98 10,01 Số chỉ cân (gam) 125,0 124,4 123,9 a) Lượng nước hóa hơi trong 4 phút khảo sát là 1,1 gam. b) Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ của nước luôn tăng do nước vẫn nhận được nhiệt từ dây đốt. c) Công suất trung bình của dây đốt là 10,00 W. d) Coi rằng mất mát nhiệt ra môi trường không đáng kể, từ bảng số liệu trên nhóm học sinh tính toán được nhiệt hóa hơi riêng trung bình của nước trong 4 phút thí nghiệm bằng 2,184.106 J/kg. Câu 4: Một nhóm học sinh tìm hiểu về sự phụ thuộc của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường vào cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây. Họ đã thực hiện các nội dung sau: B1. Chuẩn bị các dụng cụ: Nam châm hình chữ U, các khung dây dẫn mang dòng điện có khối lượng m, nguồn điện một chiều, ampe kế, hai lực kế giống hệt nhau (các dụng cụ được mô phỏng như hình bên). B2. Họ thảo luận và cho rằng khi làm thay đổi cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn thì độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. B3. Họ đã làm thí nghiệm thay đổi cường độ dòng điện chạy qua dây nhờ một biến trở và xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn. Kết quả thu được cho thấy tỉ số giữa độ lớn lực từ F và cường độ dòng điện I là gần như không đổi. a) Nhóm học sinh trên đã thực hiện nghiên cứu Vật lí phương pháp thực nghiệm. b) Nội dung B2 là dự đoán của nhóm học sinh đưa ra. c) Nếu số chỉ mỗi lực kế là 1,2 N thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 2,4N. d) Từ kết quả ở B3 họ đi đến kết luận lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Tại một trạm nghiên cứu khí tượng, nhà nghiên cứu bơm khí Hydrogen vào trong bóng thám không. Khi bóng có bán kính 3,5m thì người này ngừng bơm và thả bóng để thu thập dữ liệu khí quyển. Biết khi bóng bắt đầu được thả thì khí trong bóng có nhiệt độ 200C và áp suất 1,03.105 Pa (bằng áp suất khí quyển tại đó). Hằng số khí R = 8,31 J/mol.K. Câu 1: Khối lượng khí Hydrogen được bơm vào bóng là bao nhiêu kg? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười)