PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 35. Đề thi thử TN THPT môn Lịch Sử năm 2024 - CỤM CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRỰC NINH - NAM ĐỊNH.doc

1 SỞ GD VÀ ĐT NAM ĐỊNH CỤM CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRỰC NINH (Đề thi có ___ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... Câu 1: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là          A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.          B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.          C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.          D. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ. Câu 2: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là          A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.          B. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.          C. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.          D. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. Câu 3: Pháp – Mĩ tự hào coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”, “một cối xay thịt khổng lồ” vì A. đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, trang bị vũ khí hiện đại với những lực lượng tinh nhuệ nhất. B. lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ có đầy đủ binh chủng bộ binh, pháo binh, công binh, máy bay, xe tăng. C. Điên Biên Phủ ở quá xa hậu phương của ta, bộ đội chủ lực của ta không đủ sức tấn công. D. Điện Biên Phủ xây dựng trong một thung lũng, có địa hình rừng núi hiểm trở bao bọc. Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Một nửa tổng số ruộng không canh tác được. B. Nạn lụt lớn, làm vỡ đê, hạn hán kéo dài. C. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. D. Lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Câu 5: Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp năm 1993 đã chính thức xoá bỏ          A. chế độ phân biệt chủng tộc.          B. chủ nghĩa phát xít.          C. chế độ phong kiến.                  D. ách thống trị của đế quốc Mĩ. Câu 6: Điểm chung của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?          A. Khởi nghĩa vũ trang dựa vào binh lính.          B. Buộc thực dân Pháp nhiều lần giảng hoà.          C. Xác định đúng kẻ thù là thực dân Pháp.          D. Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Câu 7: Tổ chức nào dưới đây thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống của xã hội trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?          A. Hội Phụ nữ giải phóng.         B. Hội Cứu tế Đỏ.          C. Các Xô viết.                  D. Đoàn Thanh niên Phản đế. Câu 8: Sau Hiệp định Gionevo năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc nước ta          A. chịu sự chiếm đóng của Pháp.          B. hoàn toàn được giải phóng.          C. tiếp tục kháng chiến chống Pháp.          D. trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
2 Câu 9: Trong những năm 1945 – 1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân nào sau đây?          A. Bồ Đào Nha.          B. Anh.          C. Bỉ.          D. Tây Ban Nha. Câu 10: Từ năm 1991 đến năm 2000, các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thoả hiệp, tranh xung đột trực tiếp chủ yếu vì A. cần tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. B. hợp tác chính trị - quân sự trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. C. muốn tạo môi trường quốc tế thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế. D. muốn tiến tới giải thể các tổ chức quân sự trên thế giới. Câu 11: Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, điều đó có nghĩa là A. nhiệm vụ chống phong kiến giành ruộng đất được đặt lên hàng đầu. B. nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất đều thực hiện. C. cách mạng tư sản dân quyền chỉ gồm nhiệm vụ giải phóng dân tộc. D. cách mạng tư sản dân quyền chỉ gồm nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Câu 12: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới?          A. Anh.          B. Mĩ.          C. Liên Xô.          D. Nhật Bản. Câu 13: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là tờ báo nào?          A. Nhân dân.          B. Người cùng khổ.          C. Nhân đạo.          D. Đời sống công nhân. Câu 14: Nội dung nào sau đây là điều kiện thuận lợi cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong phong trào dân chủ 1936 – 1939? A. Chính phủ Pháp chủ trương chống phát xít, bảo vệ hoà bình. B. Chính phủ Pháp cải cách toàn diện ở Đông Dương. C. Chính phủ Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ hai. D. Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Câu 15: Tại sao sau chiến tranh Lạnh, các quốc gia trên thế giới đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm? A. Vì xu thế toàn cầu hoá như vũ bão đòi hỏi sự hoà nhập về kinh tế. B. Vì kinh tế phát triển tạo nên sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. C. Vì thế giới hiện nay không còn tồn tại nguy cơ chiến tranh nữa. D. Vì xu thế của thế giới là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Câu 16: Từ tháng 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để thực hiện kế hoạch quân sự nào?          A. Kế hoạch Xtalay – Taylo.          B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.          C. Kế hoạch Rove.                  D. Kế hoạch Nava. Câu 17: Từ năm 1961 – 1965, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?          A. Chiến tranh cục bộ.                  B. Việt Nam hoá chiến tranh.          C. Chiến tranh đơn phương.          D. Chiến tranh đặc biệt. Câu 18: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thắng lợi ở các đô thị có ý nghĩa quyết định nhất vì đây là nơi A. có nhiều cơ sở văn hoá của phát xít Nhật và tay sai. B. tập trung hầu hết các cơ quan đầu não của kẻ thù. C. có đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ.
3 D. có trung tâm chính trị, kinh tế của Pháp và tay sai. Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đề ra chiến lược toàn cầu?          A. Mĩ.          B. Pháp.          C. Anh.          D. Lào. Câu 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào (1946 – 1954) được sự giúp đỡ của quân tình nguyện          A. Mã Lai.          B. Indonexia.          C. Việt Nam.          D. Miến Điện. Câu 21: Lực lượng nào dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?          A. Quân Nhật đang chờ giải giáp.          B. Trung Hoa Dân quốc.          C. Việt Quốc, Việt Cách.          D. Đế quốc Anh. Câu 22: Ngày 28/1/1941, gắn liền với sự kiện lịch sử nào sau đây trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Thành lập Mặt trận Việt Minh. B. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. C. Về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. D. Đọc luận cương của Lê – nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 23: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì đã A. thể hiện rõ vai trò và sứ mạng lịch sử của công nhân trong thời đại mới. B. chấm dứt khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. C. tập hợp được lực lượng cách mạng, tạo ra sức mạnh giải phóng dân tộc. D. chứng tỏ sức mạnh của liên minh công – nông là hai lực lượng nòng cốt. Câu 24: Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu trực tiếp trước mắt của nhân dân Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 là A. chống chính sách khủng bố, đòi nới rộng quyền dân sinh, dân chủ. B. đánh đổ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày. C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. D. đánh Pháp giành độc lập cho ba nước Đông Dương. Câu 25: Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam. B. “Dùng người Việt đánh người Việt”. C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng. D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Câu 26: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, sự kiện nào đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?          A. Phong trào Đồng khởi.          B. Chiến thắng Vạn Tường.          C. Chiến thắng Ấp Bắc.          D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 27: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đáng theo khuynh hướng nào?          A. Vô sản.          B. Tư sản.          C. Dân chủ tư sản.          D. Dân chủ vô sản. Câu 28: Điểm chung về hoạt động quân sự của nhân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Biên giới thu đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa          A. tiến công và nổi dậy, vũ trang và chính trị.          B. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.          C. đánh và đàm, tiến công kết thúc chiến tranh.          D. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản về kết quả của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu
4 vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?          A. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới.                   B. Đều thành lập tổ chức Liên minh của châu lục.          C. Các nước sau đó đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.          D. Hầu hết các nước đều đã giành được độc lập. Câu 30: Vì sao năm 1941, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh? A. Để phát huy sức mạnh toàn dân nằm giải quyết vấn đề dân tộc. B. Để tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp tác. C. Để quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng hùng hậu của cách mạng. D. Để kêu gọi các đảng phái, chính trị, tổ chức quần chúng và nhân dân đấu tranh cho dân chủ. Câu 31: Nội dung nào trong Đại hội Đại biểu lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) là sự vận dụng những luận điểm đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên? A. Xuất bản báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng. B. Thông qua các văn kiện, nhiệm vụ, đường lối cách mạng Việt Nam. C. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam. D. Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng. Câu 32: Điểm nào chứng tỏ tính quyết liệt của phong trào 1930 – 1931?          A. Phạm vi nổ ra rộng khắp trên cả nước. B. Phương pháp đấu tranh: dùng bạo lực cách mạng, lật đổ chính quyền tay sai. C. Đối tượng cách mạng là đế quốc và phong kiến. D. Lực lượng tham gia đấu tranh gồm đông đảo công nhân và nông dân. Câu 33: Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay? A. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lenin vào cách mạng nước ta. C. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao. D. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Câu 34: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là A. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. B. tính đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đại đoàn kết toàn dân. Câu 35: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?          A. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.          B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.          C. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.          D. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 36: Sự kiện đánh dấu cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi và sau này trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám (1945) là A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị (30/8/1945).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.