PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DHS-2018-180942.pdf

1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883) là một giai đoạn đầy biến động, đây được xem như thời kỳ bản lề chuyển giao giữa thời trung đại và cận đại ở Việt Nam. Triều Tự Đức, là triều đại để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử dân tộc với hai vấn đề: tôn giáo và bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong vấn đề tôn giáo, các công trình nghiên cứu thường đề cập đến Công giáo, những vấn đề về Phật giáo thời Tự Đức ít được nhắc đến. Như vậy, cùng nằm trong hệ thống quản trị tôn giáo của triều đình Tự Đức, Phật giáo có quá trình tồn tại như thế nào, đây là điều cần quan tâm tìm hiểu. Về phía Phật giáo cũng đã có quá trình đồng hành, gắn bó cùng dân tộc hơn hai ngàn năm. Tư tưởng của Phật giáo đã trở thành một điểm tựa tinh thần, cơ sở để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của tập đoàn quân chủ phương Bắc thời Bắc thuộc. Và tôn giáo này cũng đã góp sức vào công cuộc trị nước, an dân ở các triều đại sau đó. Phật giáo đã đóng góp trên nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng. Và truyền thống đó đã nối dài đến thời vua Tự Đức như thế nào? Câu hỏi này cần được quan tâm luận giải. Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam nói chung, thì đã được nhiều học giả quan tâm. Những, vẫn chưa có công trình nào riêng biệt, nghiên cứu về Phật giáo thời Tự Đức. Những câu hỏi đặt ra liên quan đến diện mạo, đặc điểm, vai trò của Phật giáo giai đoạn này là vấn đề cần quan tâm luận giải. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883)” làm luận văn thạc sĩ, trong chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm - Huế (2018). 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Những vấn đề xoay quanh chủ đề Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), vốn được nhiều học giả quan tâm, tuy nhiên vẫn còn tảng mạn. Một trong những hoạt động nghiên cứu sớm nhất về chủ đề này, là những bài nghiên cứu công bố trên tạp chí Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H) hồi đầu thế kỷ XX. Như các bài Chùa Quốc Ân: ngài khai sơn, các vị trụ trì (L. Cadière), Chùa Thiên Mẫu (A.Bonhome), Chùa Báo Quốc
2 (J.A.Laborde), Liệt kê đền miếu và các nơi thờ tự ở Huế (A.Sallet và Nguyễn Đình Hòe) [74]... Qua những bài nghiên cứu này, Phật giáo Việt Nam bước đầu được khơi gợi, và Phật giáo thời Tự Đức cũng theo đó được diễn giải phần nào. Cùng trong khoảng đầu thế kỷ XX, tác giả Trần Trọng Kim cho ra đời tác phẩm Phật Lục 1 [30]. Sách gồm 109 trang, với sáu phân mục. Theo lời giới thiệu của tác giả thì sách này chỉ nói về truyện nhà Phật chứ không phải là công trình nghiên cứu. Tuy vậy, tham cứu sách này có phần ghi chép về Sự thờ phụng và cách bài trí các tượng trong chùa (mục V), và phần Mấy cảnh chùa ở Bắc Kỳ (mục Phần phụ thêm). Hai phần này được trình bày dài 38 trang, từ trang 72 đến trang 109, với cấu trúc nội dung gồm có kênh chữ, kênh hình và sơ đồ. Thông qua đó, những giá trị lịch sử Phật giáo thời Nguyễn nói chung và thời Tự Đức nói riêng, phần nào được trình bày bày. Những thông tin như vậy, có giá trị tư liệu hữu ích cho luận văn này. Về sau giới xuất sĩ cũng quan tâm xây dựng tư liệu lịch sử cho tôn giáo mình. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như sau. Năm 1943, nhà sư Mật Thể biên soạn cuốn Việt Nam Phật giáo sử lược 2 [85]. Sách gồm 247 trang với cấu trúc 2 phần, phần tự luận gồm 4 chương, từ trang 17 đến trang 62, phần lịch sử gồm 10 chương, từ trang 63 đến trang 230. Trong đó, phần viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), nằm trong khoảng chương 9, với tên gọi Phật giáo trong thời kỳ cận đại (Triều Nguyễn). Phần này được trình bày từ trang 215 đến trang 224 với hai vấn đề, một là các vị danh tăng triều Nguyễn và hai là hiện trạng suy đồi. Qua đó, cho thấy tác giả có cái nhìn về một nền Phật giáo ở giai đoạn khủng hoảng. Sách viết: “từ lúc vận nước thay đổi, Phật giáo cũng bắt đầu đình đốn và lần đến suy đồi”[85, tr.215]. Tác giả nhìn nhận một sự thật rằng: “Phật giáo về thời này đã kém lắm 1 Hiện tại, chúng tôi chưa tra rõ năm xuất bản đầu tiên của cuốn sách Phật Lục. Bản sách dùng trong luận văn này là ấn bản in lần thứ hai vào năm 1940, do Editions Le-Thang phát hành. Theo thông tin ghi chép trong sách này thì cuốn sách có sự hỗ trợ của ông Nguyễn Thiện Thuật, nhân vật này qua đời năm 1940. Cả hai vị này đều có đóng góp cho tạp chí Nam Phong, vậy nên, khả năng thông tin về cuốn sách sẽ có ghi chép tại tạp chí này. 2 Tài liệu được sử dụng trong luận văn này là do nhà sách Minh Đức (Đà Nẵng) tái bản và phát hành vào năm 1970.
3 rồi, nên các triều vua vẫn tín ngưỡng sùng phụng, làm chùa đúc tượng mà tinh thần Phật giáo vẫn suy”[85, tr.222]. Đoạn tiếp, tác giả bàn về thực trạng của đạo Phật lúc này “từ vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật ở sự cúng cấp cầu đảo chứ không biết gì khác nữa... Phần đông Tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước: xin bằng Tăng Cang, Trú trì, Sắc tứ... Bởi vậy cảnh chùa trong nước đã thành những cảnh gia đình riêng, không còn gì là tính cách đoàn thể của một tôn giáo nữa. Họ sống trong Phật giáo hầu hết chỉ dốt và quên”[85, tr.223]... Có thể nói, cái nhìn mà tác giả đưa ra về nền tảng Phật giáo lúc này là khá khắc khe và dễ dẫn đến bi quan. Những nhận định đó cần phải có quá trình xét lại, gột rửa và như vậy mới tìm ra được toàn cảnh của bức tranh Phật giáo Việt Nam lúc này. Năm 1978, tác giả Nguyễn Lang cho ra đời tập 2 của bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận 3 [32] tại Pháp. Tập 1 của bộ sách này đã giải quyết những vấn đề của Phật giáo đến hết thời nhà Trần. Và tập 2, tiếp nối từ đó cho đến hết thời nhà Nguyễn. Tập 2, được tác giả trình bày trong 9 chương, từ chương 17 đến chương 25. Những vấn đề Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883), được trình bày lồng ghép trong phần các danh tăng triều Nguyễn (chương XXV). Chương này gồm 23 vị danh tăng được trình bày, trong đó có 4 vị hành đạo vào thời vua Tự Đức. Là các vị sau: Thiền Sư Liễu Triệt (? – 1882); Thiền Sư Diệu Giác (1805 – 1895); Thiền Sư Giác Ngộ (năm 1842 trụ trì chùa Diệu Dế); Thiền Sư Đạo Thông (xuất gia năm 1870). Năm 2001, nhóm tác giả Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm cho xuất bản sách Lịch sử Phật giáo xứ Huế 4 [3]. Trước đó, tác giả Hà Xuân Liêm cũng cho xuất bản tác phẩm với tên gọi tương tự (2000). Bản sách viết riêng của tác giả Hà Xuân Liêm (2000) gồm 713 trang, bản sách viết chung gồm 872 trang (cùng khổ chuẩn A5). Nhóm tác giả nghiên cứu về Lịch sử Phật giáo xứ Huế, trong điều kiện Huế vừa là trung tâm chính trị vừa là trung 3 Bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang đến nay (2018) gồm 4 cuốn. Tài liệu được sử dụng trong luận văn này là sản phẩm trọn bộ (3 cuốn) được trình bày chung trong một cuốn (2012). Cuốn số 4 hiện đang được lưu hành nội bộ tại nội viện thiền phái Làng Mai (Pháp và Thái Lan). 4 Bản sách được sử dụng trong luận văn này là tái bản lần thứ 2 vào năm 2006.
4 tâm Phật giáo của cả nước. Qua đó, có thể phác họa được bức tranh Phật giáo thời nhà Nguyễn và phần nào hiển lộ nội dung Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883). Phần lịch sử này được nhóm tác giả trình bày ở chương 3 với tên gọi Phật giáo Huế 1802 – 1945, từ trang 245 đến trang 435. Nội dung nhắc đến bối cảnh lịch sử, sự ngoại hộ của hoàng triều cho sự phát triển Phật giáo, hệ thống chùa chiền, những vị cao tăng. Nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm về tình hình Phật giáo triều Tự Đức như sau: Vua Tự Đức (1848 – 1883) lên ngôi, thực hiện một đường lối chuyên đoán, khép chặt, triều thần công kích Phật giáo (1849), xin bỏ đạo Phật (1858) ...[3, tr.256]. Hay việc, nhóm tác giả tỏ lòng bất bình khi vua Tự Đức phong thần đối với các vị danh tăng thời trước. Qua quá trình luận giải, nhóm tác giả đi đến kết luận: Phật giáo Huế (Việt Nam/ Triều Nguyễn) lúc này “phát triển về chiều rộng mà suy giảm về chiều sâu. Phát triển về số lượng chùa chiền, Tăng sĩ, nhưng suy giảm về mặt học lý”[3, tr.261]. Những quan điểm như vậy được chúng tôi tiếp thu và chủ trương xét lại. Ngoài những tác phẩm đi vào trực tiếp luận bàn về lịch sử Phật giáo (thời Tự Đức), thì các tác phẩm khác bàn luận về tiểu sử của các vị xuất sĩ nổi danh. Qua đó, làm sáng tỏ thêm phần lịch sử Phật giáo (thời Tự Đức). Có thể kể đến một số tác phẩm sau. Sách Thiền sư Việt Nam [93]5 , tác giả Thích Thanh Từ xuất bản năm 1972, có 5 vị thiền sư sống vào thời vua Tự Đức. Sách Tiểu sử danh Tăng Việt Nam [7], xuất bản năm 1996, có hơn 30 vị thiền sư hành đạo vào thời vua Tự Đức. Sách Chư tôn thiền đức và cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận Hóa [20], trong đó tập 1 xuất bản năm 2011, có hơn 30 vị thiền sư hành đạo vào thời vua Tự Đức. Những tư liệu trên đây là cơ sở nghiên cứu bổ ích cho luận văn này. Ngoài ra, còn có rất nhiều sản phẩm sử học về Phật giáo Việt Nam của giới nghiên cứu sau này. Điều này dần dần lấp khoảng trống lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Tự Đức (1848 – 1883). Năm 1988, nhóm nghiên cứu của Viện Triết học đã công bố cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam [87]. Trong đó, đề cập đến Phật giáo Việt Nam thời Nguyễn với tiêu đề là “Tình hình Phật giáo trong thời kì Nho giáo độc tôn dưới triều Nguyễn” (chương 3). Nội dung 5 Bản sách dùng trong luận văn xuất bản năm 1999.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.