Nội dung text Bài 13. Liên kết hydrogen và tương tác van der waals - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 1 I. LIÊN KẾT HYDROGEN: 1. Tìm hiểu về liên kết hydrogen: Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H 2 O này với nguyên tử oxygen mang một phần điện tích âm của phân tử H 2 O khác, tạo thành liên kết yếu giữa các phân tử nước, gọi là liên kết hydrogen, thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…) Hình. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước Hình. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước (trái) và ammonia (phải) 2. Tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước: Nhận xét: - Các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi cao hơn và tan tốt hơn trong nước. - Nước là một hợp chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn so với nhiều hợp chất có cùng cấu trúc phân tử nhưng không tạo được liên kết hydrogen. - Nước còn là một dung môi tốt, không chỉ hoà tan được nhiều hợp chất ion, mà còn hoà tan được nhiều hợp chất có liên kết cộng hoá trị phân cực. - Hầu hết các phản ứng hoá học quan trọng đối với sự sống đều diễn ra ở môi trường nước bên trong tế bào. Hình. Liên kết hydrogen giữa alcohol và nước Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hoá trị chưa tham gia liên kết. KẾT LUẬN
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 4 Ví dụ 3. Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, Xe, Kr, Rn) trong Bảng 11.1. Ví dụ 4. a) Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của H 2 O là 100 o C, CH 4 là -161,58 o C, H 2 S là -60,28 o C. Vì sao các chất trên có nhiệt độ sôi khác nhau. b) Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của butane (1) và isobutane (2). (1) (2) Ví dụ 5. Cho các chất và các trị số nhiệt độ sôi ( o C) sau: H 2 O, H 2 S, H 2 Se, H 2 Te và – 42; –2; 100; –61. Ghép các trị số nhiệt độ sôi vào mỗi chất sao cho phù hợp và giải thích. Ví dụ 6. a) Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước? b) Giải thích vì sao con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng.