Nội dung text Bài 3. Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế).docx
1 Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 3 – SÔNG NÚI LINH THIÊNG (TRUYỆN TRUYỀN KÌ, VĂN TẾ) Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 2. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật,; đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian. - Học sinh phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Học sinh phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. 3. Về kĩ năng - Học sinh nhận biết và sửa được lỗi câu sai logic. - Học sinh viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch. - Học sinh trình bày, so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học. 4. Về phẩm chất Có ý thức tôn trọng sự thật và có niềm tin vào chân lí. NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
2 ● Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) ● KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát) ● MỞ RỘNG: Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) Thực hành Tiếng Việt ● Lỗi câu sai logic và cách sửa Viết ● Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch Nói và nghe ● Trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch Ôn tập ● Ôn tập chủ đề B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật,; đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian. 2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 3. Về phẩm chất: HS bước đầu khơi gợi cảm xúc về thơ cổ điển và lãng mạn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
4 Học sinh suy nghĩa và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Ở Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh XVI – XVII, tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Đề tài: Cuộc sống của con người trong mối liên hệ với quỷ thần và trong sự dịch chuyển từ cõi trần sang cõi khác. Thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao Không gian, thời gian: Không gian truyện truyền kì đầy tính kì ảo. Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh, chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo. Nhân vật: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người. Yếu tố kì ảo: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hoá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện. Cốt truyện sử dụng nhiều yếu tố kì ảo. 2. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, truyện dân gian - Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật,... của truyện kể.