PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 20. Bai 20. Hien tuong nhiem dien do co xat..docx

BÀI 20: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thế nào là vật nhiễm điện Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. a) Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn. b) Các đám mây nhiễm điệm (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời. 2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào? Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Cách làm cho vật nhiễm điện khi cọ xát: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc... Ví dụ: Lấy chăn len cọ xát vào tóc ⇒ Chăn len hút tóc. 2. Nhận biết các vật đã nhiễm điện. Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến: - Các vật nhẹ: + Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện. + Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện. Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi.
    - Các vật khác:    + Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.    + Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.  Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện. B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC Mở đầu: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Hướng dẫn giải: Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì khi đó tóc và lược nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát với nhau. I. Vật nhiễm điện Hoạt động 1 trang 84 KHTN 8: Thí nghiệm 1 Chuẩn bị: - Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh. - Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa. - Một số mẩu giấy vụn. Tiến hành: - Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không? - Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra. - Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra. - Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét. Hướng dẫn giải:
- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra. - Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa. - Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa. Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích. Hoạt động 2 trang 85 KHTN 8: Thí nghiệm 2 Chuẩn bị: - Hai đũa nhựa và một đũa thủy tinh. - Mảnh vải len (hoặc dạ) và mảnh vải lụa. - Giá thí nghiệm và dây treo. Tiến hành: - Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm. Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rồi đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (Hình 20.2 a). Quan sát hiện tượng xảy ra. - Thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra. Hướng dẫn giải: - Ta thấy hiện tượng xảy ra là hai chiếc đũa nhựa đẩy nhau như ở Hình 20.2a. - Ta thấy hiện tượng xảy ra là hai chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh hút nhau như ở Hình 20.2b. Câu hỏi 1 trang 85 KHTN 8: Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét gì? Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không? Hướng dẫn giải: - Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện. - Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa. Câu hỏi 2 trang 85 KHTN 8: Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào? Hướng dẫn giải: - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. - Các điện tích khác loại thì hút nhau. Câu hỏi 3 trang 85 KHTN 8: Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu. Hướng dẫn giải:
Khi lược nhựa chải vào tóc nhiều lần thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện (lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương), hai vật nhiễm điện trái dấu nhau nên hút nhau. Hoạt động 3 trang 86 KHTN 8: Hãy thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử. 2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển như thế nào? Hướng dẫn giải: 1. Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó: Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và neutron. Vỏ nguyên tử bao gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân. => Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và neutron. 2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác. Câu hỏi 4 trang 86 KHTN 8: Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng. Hướng dẫn giải: Bụi bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng là do khi cánh quạt quay, ma sát nhiều với không khí xung quanh làm cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát. Do đó, cánh quạt có thể hút được các vật nhỏ nhẹ như bụi trong không khí. Sau mỗi lần sử dụng quạt thì cánh quạt lại bị nhiễm điện và hút thêm một lượng bụi nên ta thấy bụi bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng. Câu hỏi 5 trang 86 KHTN 8: Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào? Hướng dẫn giải: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào vì khăn bông khô khi lau chùi sẽ cọ xát với các bề mặt được lau gây ra hiện tượng nhiễm điện do cọ xát làm các bề mặt được lau bị nhiễm điện có thể hút được các vật nhỏ nhẹ mà khăn bông khô lại gồm nhiều sợi bông nhỏ nhẹ nên dễ bị chúng hút bám vào các bề mặt được lau. C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Em có thể trang 87 KHTN 8: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. Hướng dẫn giải: Vào mùa đông thời tiết hanh khô khi ta mặc nhiều quần áo, đội mũ, đắp chăn, … thì trong lúc mặc, cởi, kéo dãn quần áo, bỏ mũ, xoay chăn, … hoặc các hành động cọ xát khác sẽ thấy hiện tượng bị “giật điện”, lóe sáng hay nghe được các tiếng lách tách, đó chính là do các vật đã bị nhiễm điện do cọ xát.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.