PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 19_P42 final-145-156.pdf

145 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN DEVELOPING A TRAINING PROGRAM FOR LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN MANAGEMENT HUMAN RESOURCES AT HIGHER EDUCATION IN AN APPLICATION-ORIENTED MODEL: FROM THEORY TO PRACTICE NGUYỄN XUÂN HIỆP 1 , PHẠM THỊ HIỀN2 1Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: [email protected] 2Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: [email protected] Tóm tắt Giáo dục đại học (GDĐH) định hướng ứng dụng ra đời và tồn tại song hành với các Giáo dục định hướng nghiên cứu. Sứ mệnh của các trường đại học (ĐH) trong phân khúc này là tập trung mạnh mẽ vào việc phục vụ thị trường lao động, bao gồm cả thị trường lao động địa phương, thị trường nội địa và quốc tế. Đến nay đã có hàng trăm trường ĐH trên thế giới áp dụng mô hình đào tạo này, tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể về các định hướng giáo dục ĐH, đồng thời các trường ĐH chưa thực sự mặn mà đối với mô hình đào tạo định hướng ứng dụng. Và cũng chính vì thế, ngay trong một trường ĐH nhưng cũng có những luồng quan điểm khác nhau về việc xác định chiến lược của trường là theo định hướng nghiên cứu, hay định ứng dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm tổng kết các quan điểm về giáo dục theo định hướng ứng dụng; các mô hình phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo định hướng ứng dụng, từ đó đề xuất quy trình phát triển và thiết kế nội dung CTĐT nguồn nhân lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trình độ ĐH theo định hướng ứng dụng tại các trường ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Lý luận đến thực tiễn, Mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, Nguồn nhân lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Abstract Application-oriented higher education has been born and existed together with research-oriented education. The mission of the universities in this orientation is to focus strongly on serving the labor market including the local, domestic and international labor markets. Up to now, hundreds of universities in the world have applied this training model. However, in Vietnam, the State has not had a clear and specific legal corridor on university education orientations, and universities have not really been interested in the application-oriented training model. Even within a university, there are different views on determining their strategy as research-oriented or application-oriented. Therefore, this study aims to summarize the views on application-oriented education; models of building application-oriented training programs. Keywords: Digital transformation (CDS), Small medium enterprises (SMEs), Industrial revoluation 4.0. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về chiến lược đào tạo của nhóm các nền kinh tế lớn (G20) cho thấy, nguồn nhân lực có kỹ năng ứng dụng nghề nghiệp đóng vai trò mang tính quyết định đối với sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế (Vương Toàn Thắng, 2022). Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng đang trở thành xu hướng lựa chọn của các cơ sở giáo dục ĐH ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế giới việc làm đối với năng lực ứng dụng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục ĐH chưa có sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, nên tình trạng chung là nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là trong các ngành có mức
146 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) độ tích hợp cao giữa lý thuyết và thực tiễn như Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Nguyễn Minh Đức (2022) “Báo cáo dự báo kỹ năng ngành Logistics 2021 - 2023” của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề Logistics được công bố tại Diễn đàn Dự báo kỹ năng cho lao động ngành Logistics Việt Nam, nguồn nhân lực Logistics tại các doanh nghiệp Logistics và sản xuất của Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Các vị trí đang thiếu hụt nhiều nhất là nhân viên kinh doanh Logistics, nhân viên công nghệ thông tin Logistics và điều phối khai thác vận tải, kho hàng. Báo cáo cũng cho thấy, hầu hết người lao động trong lĩnh vực Logistics đang thiếu hụt các kiến thức và kỹ năng Logistics. Trong đó, kiến thức và kỹ năng Logistics quan trọng nhất đối với thành công trong công việc của nhân sự Logistics tại các doanh nghiệp Logistics - doanh nghiệp sản xuất theo thứ tự là: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, khả năng sử dụng các phần mềm logistics, kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, quản trị vận tải, quản trị kho hàng, lập kế hoạch phương tiện, thiết bị... Những kỹ năng thiết yếu của lao động như: thái độ, tuân thủ quy định, bảo mật thông tin; thích nghi áp lực công việc cao; tích cực trong công việc; tính trung thực; lập kế hoạch công việc và giải quyết vấn đề cũng là những điểm yếu của lao động trong ngành Logistics. Vì thế, đào tạo nguồn nhân lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tiếp cận theo định hướng ứng dụng là lựa chọn có tính tất yếu của các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, lựa chọn mô hình đào tạo nào và mức độ tiếp cận đến đâu để phát triển một CTĐT phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia và nguồn lực phục vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH. Vì thế, phát triển một CTĐT theo định hướng dụng đang là bài toán không dễ tìm được lời giải tối ưu và cũng là thách thức đặt ra đối với các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề này, trong bài tham luận này, thông qua việc tổng kết 02 mô hình phát triển CTĐT hướng ứng dụng (POHE và CDIO) đã được áp dụng thành công tại nhiều trường ĐH ở nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu là Châu Âu và Hoa Kỳ); các CTĐT ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của một số trường ĐH ở trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả bài viết này đề xuất quy trình phát triển và thiết kế nội dung CTĐT cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay. 2. Giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng nhìn từ góc độ lý luận Dưới góc độ lý luận, việc tổ chức đào tạo theo định hướng ứng dụng tại các trường ĐH ở trên thế giới và Việt Nam nói chung xuất phát từ các lý do sau đây: Thứ nhất, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong triết học và trong quy luật nhận thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn nguyên tắc này trong phương pháp cách mạng nói chung và phương pháp giáo dục - đào tạo nói riêng. Người chỉ rõ: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với công tác thực tế; học là cốt để áp dụng vào thực tế”; “Học không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Học là để tiếp thu tri thức khoa học, hành là biến những tri thức khoa học đó thành hiện thực trong cuộc sống. Học và hành có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Vận dụng, nguyên tắc này của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định nguyên lý và phương châm của giáo dục - đào tạo là “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đối chứng với thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội Đảng XII chủ trương: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,... Tiếp theo, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa XII) chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo (được xác định từ Đại hội Đảng XI) là một trong ba đột phá chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, tuyên bố của Hội nghị quốc tế về giáo dục ĐH năm 1998 do UNESCO tổ chức “Giáo dục ĐH vào thế kỷ 21- Tầm nhìn và Hành động” đã chỉ
147 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) rõ: “Sứ mệnh của giáo dục ĐH là góp phần vào yêu cầu phát triển bền vững và phát triển xã hội nói chung”. Vai trò của giáo dục ĐH, do đó đã và đang thay đổi sâu sắc trong mấy thập kỷ gần đây và ngày càng được nhìn nhận như một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, cũng như cho sự giàu mạnh của cá nhân. Trong khi xu hướng “tháp ngà” mờ nhạt dần, thì tất cả các bên liên quan của giáo dục ĐH, bao gồm nhà nước, nhà trường, các doanh nghiệp và người học, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thị trường lao động, là nơi mà kết quả đào tạo của nhà trường được thử thách và được chứng minh. Chính vì vậy, theo Lâm Quang Thiệp (2004), sự phù hợp của giáo dục ĐH được đánh giá qua sự ăn khớp giữa những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm. Để có sự phù hợp đó, các nhà trường và các hệ thống, đặc biệt trong các mối quan hệ chặt chẽ giữa nó với thế giới việc làm, cần dựa trên sự định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu của xã hội, bao gồm những mối quan tâm về văn hóa và bảo vệ môi trường. Phát triển các kỹ năng và sáng kiến tạo nghiệp cần phải trở thành mối quan tâm chính của giáo dục ĐH. Thứ ba, Trường ĐH theo mô hình truyền thống từ thời Humboldt 1 tập trung mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu nhằm tìm kiếm tri thức mới. Mô hình này ngày nay vẫn tiếp tục được xem trọng và được coi là tối cần thiết cho tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức biến tri thức thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, vai trò của trường ĐH trở thành đa dạng hơn: nó không chỉ nhằm đào tạo ra những nhà khoa học làm công việc nghiên cứu và khai phá tri thức mới, mà còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho một lực lượng lao động trình độ cao, đem lại cho họ những kiến thức và kỹ năng mà thị trường lao động cần đến để họ có thể tham gia vào hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làm việc với chất lượng tốt nhất ngay sau khi tốt nghiệp. Đây chính là cơ sở dẫn đến sự ra đời mô hình theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp và tồn tại song hành với các trường ĐH nghiên cứu. Sứ mệnh của các trường ĐH trong phân khúc này là tập trung mạnh mẽ vào việc phục vụ thị trường lao động, bao gồm cả thị trường lao động địa phương, thị trường nội địa và quốc tế. Để thực hiện sứ mệnh đó, các trường ĐH phải nhấn mạnh thực hành nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo và tính chất ứng dụng trong nghiên cứu. 1 https://vietnamnet.vn/mot-ly-tuong-giao-duc-mo- hinh-hay-huyen-thoai-31912.html 3. Các mô hình phát triển chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng thành công trên thế giới 3.1. Phát triển chương trình đào tạo theo mô hình POHE GDĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, hay CTĐT định hướng ứng dụng nghề nghiệp POHE (Professional Oriented Higher Education) là phương thức giáo dục ĐH chuyển từ cách tiếp cận giáo dục truyền thống “định hướng đầu vào” sang giáo dục “định hướng đầu ra”. Đặc trưng của POHE là mối quan hệ chặt chẽ với thế giới việc làm, thể hiện trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. CTĐT POHE dựa trên hồ sơ năng lực nghề nghiệp (khả năng vận dụng hài hòa kiến thức, kỹ năng và thái độ trong hoạt động nghề nghiệp) được xây dựng thông qua khảo sát ý kiến của nhà tuyển dụng và nghiên cứu nhu cầu của thế giới việc làm để xác định nhu cầu nguồn nhân lực cho từng ngành nghề cụ thể. Đó là cách tiếp cận tích hợp, trong đó kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành và đào tạo các kỹ năng mềm, tập trung vào thực hành, ứng dụng nghề nghiệp của sinh viên. Phương pháp giảng dạy POHE nhấn mạnh sự tương tác và hợp tác, nhấn mạnh kỹ năng làm việc theo nhóm và hoạt động độc lập, như làm đồ án, thực hiện dự án; nhờ đó sinh viên có cơ hội trải nghiệm, phát triển sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm. Theo Phạm Thị Hương và Lê Thái Hưng (2016), khi phát triển một CTĐT mới, hay đổi mới một CTĐT tiếp cận theo POHE cần triển khai theo quy trình gồm các bước: (1) Phân tích nhu cầu của thị trường lao động để xác định một danh sách các vị trí công việc, đồng thời mô tả cụ thể vai trò, nhiệm vụ cho mỗi vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận làm cơ sở cho việc xây dựng hồ sơ nghề nghiệp và hồ sơ năng lực; (2) Xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra; (3) Phân tích hiện trạng đào tạo của nhà trường; (4) Xây dựng nội dung học tập, chủ đề học tập, sắp xếp hệ thống mô-đun/ học phần trong khung CTĐT; (5) Lựa chọn phương pháp đào tạo cho các học phần/mô- đun; Tổ chức quá trình dạy học; (7) Phát triển hỗ trợ học tập: bài giảng, giáo trình, học liệu và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy học; (8) Xây dựng quy tắc đánh giá kết quả học tập: lựa chọn phương pháp, công cụ, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp cho từng mô-đun, học phần và các quy định về đánh giá kết quả
148 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) học tập của sinh viên; (9) Thực hiện và cải tiến CTĐT; (10) Phát triển chiến lược đánh giá CTĐT thích hợp (Hình 1). Trong đó, hồ sơ nghề nghiệp chứa đựng các thông tin cơ bản về nhiệm vụ, kiến thức và kĩ năng cần có cho các vị trí công việc sẽ được lựa chọn đào tạo trong CTĐT, dựa vào đó để xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra (hay còn gọi là hồ sơ tốt nghiệp) cho CTĐT. Hồ sơ năng lực trong CTĐT theo mô hình POHE chính là mục tiêu của giáo dục, hay còn gọi là kết quả học tập mong đợi, hiển thị những kỳ vọng của sinh viên trong quá trình đào tạo và khi tốt nghiệp. Những kỳ vọng này được chuyển thành các mục tiêu học tập trong từng năm học, học kỳ, mô-đun, đến các học phần ở các mức độ khác nhau nhưng đều góp phần hình thành các năng lực cốt lõi trong hồ sơ năng lực. Việc triển khai đào tạo, tổ chức và quản lý các chương trình POHE được tổ chức theo các mục tiêu học tập của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể. Phương pháp dạy và học tích cực trong các chương trình POHE đòi hỏi có sự hợp tác, làm việc theo nhóm và tinh thần trách nhiệm ở cấp độ quản lý chương trình, các hoạt động dạy, học và đánh giá cũng như các vấn đề quản lý, hành chính. Viêc cập nhật các chương trình POHE đòi hỏi có sự đánh giá một cách hệ thống và thường xuyên của các bên liên quan. Các mục tiêu chính của đánh giá là: các năng lực và các mục tiêu học tập đạt được trong suốt chương trình; phương pháp sư phạm. tính khả thi của các đồ án sinh viên, công việc theo nhóm và các chương trình thực tập; quá trình đánh giá và kết quả đánh giá. Nghĩa là, POHE chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện cơ sở giáo dục, đào tạo có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với thế giới việc làm. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội trong lĩnh vực chuyên ngành có một vai trò hết sức quan trọng. Họ cung cấp thông tin về những bước phát triển mới trong chuyên ngành, giúp nhà trường xây dựng hồ sơ năng lực nghề nghiệp và cập nhật chương trình đào tạo, cung cấp môi trường thực tập, hướng dẫn đồ án, tổ chức cho các diễn giả đến với các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị thực hành, đồng thời là đối tác của nhà trường trong các hoạt động hướng nghiệp, hội chợ việc làm, tư vấn tuyển sinh và là nhà tuyển dụng tiềm năng. Nhà trường phải có một cơ sở vật chất tương thích với nhu cầu thực tập, thực hành và dạy học tương tác; giảng viên không chỉ có năng lực truyền thụ kiến thức và giỏi chuyên môn, mà còn là chuyên gia thực tiễn về hoạt động nghề nghiệp, đồng thời phải có các phẩm chất nghề nghiệp khác như: kĩ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn, giám sát, tổ chức, lập kế hoạch, thiết kế môi trường học tập đa dạng, cởi mở để thúc đẩy và hỗ trợ hiệu quả quá trình học. Ngoài ra, POHE đòi hỏi sự tham gia, phối hợp tích cực của nhiều bộ phận, phòng ban liên quan và cần có sự quyết tâm của lãnh đạo của nhà trường ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục, những điều kiện trên đây đã và đang trở thành những thách thức đối với việc áp dụng POHE trong các cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam. Cụ thể là, đến thời điểm hiện tại, Dự án phát triển giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE (do Chính phủ Hà Lan tài trợ) đã hoàn thành giai đoạn 1- POHE1 (2005-2009) áp dụng dụng thí điểm 10 CTĐT tại 8 trường ĐH (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên; Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Nông Lâm Huế; Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) và đã triển khai giại đoạn 2 - POHE2 (2009-2017) với 40 CTĐT tại các trường ĐH này. Kết quả thí điểm cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng của sinh viên tốt nghiệp theo học các chương trình này. Tuy nhiên, theo Lê Viết Khuyến (2017), theo kết quả khảo sát của các chuyên gia quản lý Dự án thì rất ít trường còn duy trì CTĐT của mình theo cấu trúc mô đun (module hay domain), đồng thời tất cả các trường đều chỉ đòi hỏi người học tích lũy kết quả học tập theo từng học phần mà không phải theo năng lực, hoặc nhóm năng lực tương ứng với từng mô đun/học phần. Nguyên nhân chính là cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam chưa sẵn sàng đáp ứng Hình 1. Quy trình xây dựng CTĐT POHE Nguồn: Phạm Thị Hương và Lê Thái Hưng (2016) Khảo sát thế giới việc làm ( o ) Hồ sơ năng lực Khung chương trình Hồ sơ nghề nghiệp Mô tả hồ sơ nghề nghiệp tương ứng hồ sơ năng lực Đề cương học phần Đánh giá kết quả học tập Tài liệu học tập Nội dung mô-đun/ học phần

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.