PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Ngoại - Y13 - Lần 1.docx

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA NĂM 2019 CHỌN 1 CÂU ĐÚNG Câu 1: Trong vỡ lách chấn thương có chỉ định phẫu thuật thì KHÔNG nên cắt lách trong trường hợp nào sau đây? A. Chảy máu nhiều gây sốc. B. Lách vỡ độ III. C. Lách to do bệnh lý. D. Vỡ ruột non kèm theo. E. Bệnh rối loạn đông máu. Câu 2: Bệnh nhân nam 19 tuổi, than đau họng, sau đó là đau hố chậu phải 2 ngày, sốt 38 o C. Khám 2 amidan to viêm đỏ. Bụng ấn đau nhẹ hố chậu phải, phản ứng dội (-). Chẩn đoán nhiều khả năng là gì? A. Viêm đại tràng. B. Nhiễm trùng tiết niệu. C. Viêm túi thừa manh tràng. D. Viêm ruột non. E. Viêm hạch mạch treo. Câu 3: Bệnh nhân nữ 36 tuổi, bị ói ra máu đỏ tươi khoảng 300 mL trong 2 giờ, chưa đi tiêu. Tiền sử: viêm loét dạ dày, điều trị không rõ. Mạch 110 lần/phút, huyết áp 120/60 mmHg, bệnh tỉnh, niêm hồng, bụng mềm, ấn đau nhẹ thượng vị. Cận lâm sàng quan trọng cần thực hiện sớm ở bệnh nhân là gì? A. Xét nghiệm nhóm máu, công thức máu. B. Siêu âm bụng. C. Chụp dạ dày cản quang. D. Xét nghiệm chức năng gan, đông máu. E. Nội soi dạ dày. Câu 4: Bệnh nhân nữ 30 tuổi, đi cầu ra máu, được thăm khám và phát hiện u cách rìa hậu môn 3 cm, xâm lấn cơ nâng, nghi di căn 4 hạch trong mạc treo trực tràng. Chưa thấy di căn xa. Chẩn đoán là gì? A. Ung thư trực tràng thấp T4aN2M0. B. Ung thư ống hậu môn T4bN2M0. C. Ung thư trực tràng thấp T4bN2M0. D. Ung thư trực tràng T4aNxM0. E. Ung thư ống hậu môn T4aN2M0. Câu 5: Bệnh nhân nam 63 tuổi, tiền căn xơ gan do rượu, chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang phát hiện khối u gan ở gan phải. Tính chất bắt thuốc khối u như thế nào để chẩn đoán là ung thư tế bào gan? A. Khối u không bắt thuốc cản quang qua các thì chụp. B. Khối u tăng bắt thuốc cản quang trong thì động mạch và ngấm ngày càng nhiều thuốc qua các thì. C. Khối u tăng bắt thuốc cản quang trong thì động mạch, đồng đậm độ so với nhu mô gan trong thì tĩnh mạch. D. Khối u tăng bắt thuốc cản quang trong thì động mạch, giảm đậm độ so với nhu mô gan trong thì tĩnh mạch. E. Khối u không bắt thuốc cản quang trong thì động mạch, ngấm nhiều thuốc trong thì tĩnh mạch. Câu 6: Thời gian sử dụng kháng sinh theo Tokyo Guidelines 2018 đối với viêm đường mật cấp Grade I sau khi đã dẫn lưu đường mật là? A. 1 – 3 ngày. B. 10 – 14 ngày. C. 4 – 7 ngày. D. 7 – 10 ngày.
E. Ngưng trong vòng 24 giờ sau dẫn lưu đường mật Câu 7: Bệnh nhân nam 35 tuổi, năm ngày nay bị sưng đau ở hậu môn, sốt 39 o C, đi tiêu bình thường, không có máu. Tiền sử khỏe mạnh. Khám lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán là abscess hậu môn, vị trí 1 – 3 – 5 giờ, kích thước #5cm. Điều trị như thế nào? A. Rạch abscess với gây mê tĩnh mạch. B. Rạch abscess với gây tê tủy sống. C. Rạch abscess với gây mê nội khí quản. D. Rạch abscess với gây tê tại chỗ. E. Kháng sinh và chọc hút mủ qua da. Câu 8: Theo phân loại của hiệp hội nghiên cứu ung thư dạ dày của Nhật Bản, nhóm hạch nào không thuộc chặng giữa? A. Dọc động mạch vành vị. B. Nhóm trước và sau của cuống gan. C. Dọc động mạch gan chung. D. Vùng rốn lách. E. Dọc động mạch mạc treo tràng trên. Câu 9: Ung thư trực tràng thấp và ống hậu môn thường cho di căn hạch theo hồi lưu về đâu? A. Mạch máu mạc treo tràng trên. B. Mạch máu mạc treo tràng dưới. C. Mạch máu chậu trong. D. Động mạch chủ bụng. E. Mạch máu chậu ngoài. Câu 10: Bệnh nhân nam 49 tuổi, nửa tháng nay bị đầy bụng khó tiêu, thỉnh thoảng ói ra đồ ăn cũ, mỗi khi ói xong thì cảm giác dễ chịu. Trưa nay, khi tham dự buổi tiệc nhỏ (có dùng chút rượu mạnh) thì cảm thấy đau thượng vị, cảm giác nghẹn và nặng ngực nên ra về. Về nhà cảm giác đau và mệt mỏi hơn nên vào viện. Tiền sử: Loét hành tá tràng được xác định qua nội soi dạ dày 6 tháng trước (có ghi nhận đưa ống soi xuống tá tràng khó khăn) và điều trị nội khoa. Bệnh mạch vành, cao huyết áp điều trị không thường xuyên. Đau lưng hơn 10 năm, tự mua thuốc giảm đau uống. Khi tiếp nhận bệnh nhân này, cần ưu tiên làm gì? A. Khám hệ tim mạch, đo điện tim, men tim. B. Khám hệ tiêu hóa, chú ý tìm các dấu hiệu của hẹp môn vị. C. Xét nghiệm máu để đánh giá các rối loạn gây ra do hẹp môn vị. D. Đặt ống thông mũi dạ dày. E. Khám hệ hô hấp, chụp X quang ngực thẳng. Câu 11: Bệnh nhân nam 39 tuổi, hai tuần nay bị đi tiêu ra máu đỏ tươi, nhỏ thành giọt và không có khối sa ra ngoài hậu môn. Tiền sử hay bị tiêu lỏng xen kẽ táo bóng (đã soi đại tràng 1 năm trước bình thường). Mạch 80 lần/phút, huyết áp 130/60 mmHg, niêm hồng, bụng mềm, khám hậu môn: nhìn ngoài bình thường ấn không đau, thăm hậu môn: có 3 khối mềm trong hậu môn, cách bờ hậu môn 2 cm, kích thước d#5cm, ấn xẹp, không đau, ở vị trí 4, 8, 11 giờ, cơ thắt co tốt, rút găng không có máu. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì? A. Viêm nhú và viêm khe hậu môn. B. Trĩ nội. C. Polyp ống hậu môn. D. Ung thư trực tràng. E. Viêm đại trực tràng xuất huyết. Câu 12: Bệnh nhân nữ 53 tuổi, 4 tháng nay bị đau tức vùng bẹn phải khi đi đứng lâu và hết đau khi nằm nghỉ, vẫn làm việc bình thường. BMI 26. Khám vùng bẹn đùi bình thường. Siêu âm bụng bẹn bình thường. Để chẩn đoán tiếp theo cần làm cận lâm sàng gì? A. Chụp X quang bụng đứng.
B. Chụp túi thoát vị cản quang. C. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu. D. Siêu âm Doppler. E. Nội soi ổ bụng. Câu 13: Bệnh nhân nẽ 33 tuổi, đau hố chậu phải và sốt 38.5 o C trong 7 ngày. Tiền căn PARA 2002, đang đặt vòng tránh thai và hay bị huyết trắng phải điều trị. Khám: ấn đau hạ vị và hố chậu phải, phản ứng dội (-). Âm đạo có nhiều huyết trắng hôi. Siêu âm bụng ruột thừa đường kính 6mm, không dịch bụng. Xét nghiệm máu: WBC 10G/L, NEU 78% và CRP (+). Chẩn đoán nhiều khả năng là gì? A. Viêm trực tràng. B. Viêm ruột thừa cấp. C. Viêm túi thừa manh tràng. D. Nhiễm trùng đường tiểu. E. Viêm tử cung phần phụ. Câu 14: Bệnh nhân nam 19 tuổi, đau thượng vị chuyển hố chậu phải. Khám đau và phản ứng dội dương tính hố chậu phải. Công thức bạch cầu 13 G/L, đa nhân trung tính 80%. Siêu âm ruột thừa đường kính 10 mm, có dịch phản ứng hố chậu phải. Chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp, trong mổ nội soi thấy ruột thừa nung mủ có ít dịch phản ứng đục ở hố chậu phải. Xử trí như thế nào? A. Cắt ruột thừa, lau hố chậu phải và không dẫn lưu. B. Cắt ruột thừa, lau hố chạu phải và dẫn lưu hố chậu phải. C. Cắt ruột thừa, rửa bụng và không dẫn lưu hố chậu phải. D. Cắt ruột thừa, rửa bụng, lau sạch và không dẫn lưu hố chậu phải. E. Cắt ruột thừa, rửa bụng và dẫn lưu hố chậu phải. Câu 15: Bệnh nhân nam 50 tuổi, cách nhập viện 2 giờ đột ngột đau bụng vùng thượng vị sau đó lan ra khắp bụng. Khám: bụng co cứng và ấn đau nhiều ở thượng vị. Kết quả chụp cắt lớp vi tính bụng chậu (của tuyến trước) có liềm hơi dưới hoành 2 bên và dịch ổ bụng lượng ít. Hướng xử trí như thế nào? A. Nội soi dạ dày. B. Điều trị kháng sinh và theo dõi. C. Chọc dịch ổ bụng dưới siêu âm. D. Đặt ống thông mũi dạ dày hút liên tục. E. Phẫu thuật cấp cứu. Câu 16: Bệnh nhân nữ 29 tuổi, vào cấp cứu bệnh viện sau 5 giờ vì bị té xe máy, bị đau bụng và không bất tỉnh. Niêm nhạt, mạch 120 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg, thở 24 lần/phút. Bụng có dấu trầy xước da ở thượng vị, bụng chướng vừa, mềm, ấn đau hạ vị và hai hố chậu. Công thức máu: WBC 15 G/L, NEU 79%, RBC 3.3 T/L, Hct 0.34 L/L, Hgb 100 g/L. Siêu âm: dịch bụng lượng vừa ở dưới gan và hạ vị. Cần làm thêm gì để chẩn đoán? A. X quang bụng. B. Nội soi ổ bụng. C. Chụp động mạch gan chung (DSA). D. Chọc dò ổ bụng. E. Nội soi viên nang. Câu 17: Bệnh nhân nam 41 tuổi, tiền căn gia đình có em trai bị ung thư đại tràng, đi khám bệnh vì lo lắng về ung thư. Phương tiện thích hợp để tầm soát trên bệnh nhân này là gì? A. Tìm máu ẩn trong phân. B. Nội soi đại tràng. C. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang. D. Chụp đại tràng cản quang. E. Nội soi viên nang.
Câu 18: Bệnh nhân nam 55 tuổi, bị tắc ruột đã 3 ngày/vết mổ cắt ruột thừa 10 năm. Mạch 90 lần/phút, huyết áp 130/70 mmHg, lưỡi ướt. Bụng chướng vừa, mềm, ấn không điểm đau, âm ruột tăng. X quang bụng đứng: nhiều mực nước hơi ở giữa bụng, đại tràng còn ít hơi. Xét nghiệm máu: WBC 13 G/L, NEU 79%, RBC 3.4 T/L, Hct 0.35 L/L, Hgb 110 g/L, PLT 230 G/L, creatinin 1.05 mg/dL, INR 1.2, Na 137 mmol/L, K 3.6 mmol/L, Cl 98 mmol/L, Ca 2.3 mmol/L. Chỉ định điều trị như thế nào? A. Điều trị nội khoa và theo dõi 12 – 48 giờ mà không đỡ sẽ mổ. B. Điều trị nội khoa và mổ trong vòng 6 giờ. C. Điều trị nội khoa và cho uống viên nang nội soi để xác định chỗ tắc. D. Điều trị nội khoa và nội soi đại tràng để loại trừ ung thư đại tràng. E. Điều trị nội khoa và mổ cấp cứu. Câu 19: Bệnh nhân nữ 42 tuổi, hai thuần trước được mổ mở khâu lỗ thủng hành tá tràng, xuất viện ở ngày thứ 6. Đến tái khám: còn đau nhẹ vết mổ, không sốt, ăn uống được. Bụng mềm, vết mổ đường giữa trên rốn, có đỏ nhẹ ở mép da, ấn đau nhẹ, không có dịch. Siêu âm bụng: bình thường. Công thức bạch cầu 7.5 G/L, đa nhân trung tính 70%, CRP (-). Cho thuốc điều trị tiếp theo như thế nào? A. Augmentin điều trị nhiễm trùng vết mổ. B. Tiệt trừ vi khuẩn Hp. C. Paracetamol giảm đau. D. Vitamine. E. Esomeprazole để kháng tiết. Câu 20: Bệnh nhân nữ 65 tuổi, vào viện vì ói ra thức ăn cũ trong 2 tháng nay, mỗi ngày ói 1 – 2 lần vào lúc chiều tối, không có máu, sụt 3kg. Chiều cao 153 cm, cân nặng 49kg. Mạch 88 lần/phút, huyết áp 130/70 mmHg. Niêm hồng, bụng không chướng, mềm. Các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Nội soi: dạ dày còn nhiều thức ăn, có 1 khối u sùi d#3cm ở vùng tiền môn vị gây hẹp môn vị hoàn toàn. Việt nào sau đây KHÔNG cần làm? A. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang. B. Bù dịch, điện giải và dinh dưỡng. C. Chụp dạ dày cản quang. D. Rửa dạ dày. E. Đặt thông mũi dạ dày. Câu 21: Bệnh nhân nữ 52 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện viên gan siêu vi C kèm các dấu hiệu xơ gan. Bệnh nhân được điều trị viêm gan siêu vi C và hẹn tái khám để tầm soát ung thư gan như thế nào? A. Xét nghiệm AFP mỗi 6 tháng. B. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang mỗi 3 tháng. C. Khám lâm sàng mỗi 3 tháng. D. Chụp động mạch gan mỗi 6 tháng. E. Siêu âm bụng mỗi 3 tháng. Câu 22: Bệnh nhân nam 55 tuổi, bị khối phồng vùng bẹn phải 6 tháng nay. Khối phồng xuất hiện khi đi đứng, xuống đến bìu, mất đi khi nằm nghỉ hoặc khi lấy tay đè ép. Thể trạng tốt. Khám khi nằm ngửa: bìu không căng, mềm, khối phồng ấn xẹp hoàn toàn, không đau và xuất hiện lại khi phình bụng, theo hướng từ sau ra trước, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và xuống đến bìu, hai tinh hoàn bình thường. Cần khám thêm gì để chẩn đoán chính xác? A. Khám ở tư thế đứng. B. Nghiệm pháp ba ngón. C. Nghiệm pháp chẹn lỗ bẹn sâu. D. Nghiệm pháp soi đèn. E. Nghiệm pháp chạm ngón.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.