Nội dung text CHỦ ĐỀ 5. POLYMER (File GV).docx
CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 5: POLYMER (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI 1.Khái niệm Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Các phân tử nhỏ kết hợp với nhau tạo nên polymer được gọi là monomer. Công thức polymer Tên gọi (kí hiệu) Công thức monomer Tên gọi Mắt xích CH2CH2 n polyethylene (PE) CH2CH2 ethylene CH2CH2 CH2CH CH3n polypropylene (PP) CH2CH CH3 propylene CH2CH CH3 2. Đặc điểm cấu tạo: có 3 loại mạch polymer Mạch không phân nhánh như: amylose Mạch phân nhánh như amylopectin Mạng không gian như nhựa bakelite, cao su lưu hoá . 3. Phân loại Dựa vào nguồn gốc, polymer được chia thành hai loại chính: - Polymer thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên như tinh bột, cellulose, protein (sợi tơ tằm, lông cừu), cao su thiên nhiên,... - Polymer tổng hợp: được tổng hợp bằng phương pháp hoá học. Ví dụ: PE, PP,... II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA POLYMER Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định (một số polymer không nóng chảy) và không tan trong nước. Một số polymer tan được trong một số dung môi hữu cơ. III. MỘT SỐ VẬT LIỆU POLYMER PHỔ BIẾN 1.Chất dẻo Chất dẻo là loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo. Thành phần của chất dẻo gồm polymer, chất độn, chất hoá dẻo, chất tạo màu,... Chất dẻo dễ bị mềm dẻo ở môi trường nhiệt độ cao, một số bị phân huỷ tạo thành các sản phẩm độc hại. Vì vậy, không để các vật dụng làm từ chất dẻo ở gần nguồn nhiệt cao (bếp gas, lò nướng,...), hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa đựng thức ăn nóng. Trên các vỏ chai, hộp, đồ dùng bằng nhựa thường có các kí hiệu an toàn và kí hiệu phân loại nhựa. Vì vậy, cần lưu ý tìm hiểu thông tin để lựa chọn đồ nhựa phù hợp với mục đích sử dụng
Ý nghĩa các kí hiệu thường gặp trên đồ nhựa 2.Tơ là những vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi. Dựa vào nguồn gốc, tơ thường được chia thành: tơ thiên nhiên (như tơ tằm, bông vải, len lông cừu,...); tơ tổng hợp (như tơ nylon, tơ polyester,...);... Mỗi loại tơ có các tính chất đặc trưng khác nhau, vì vậy để các vật dụng làm từ tơ (quẩn áo, chăn, ga,...) được bền, đẹp, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi giặt, là để lựa chọn chế độ giặt (nếu giặt bằng máy), nhiệt độ là, sấy và chất giặt rửa phù hợp. nhãn kí hiệu giặt,đính kèm quần áo sợi tơ tằm sợi bông sợi đay Tơ tổng hợp Tơ thiên nhiên 3. Cao su
Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi bị tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đẩu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên (được lẫy từ mủ cây cao su) và cao su tổng hợp (được tổng hợp từ một số monomer). Vòng, ron Nệm cao su Lốp ô tô Một số vật liệu từ cao su 4. Vật liệu composite Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. -Vật liệu cốt có vai trò tăng cường tính cơ học của vật liệu, thường ở dạng sợi (sợi thuỷ tinh, sợi carbon,...) và dạng hạt. -Vật liệu nền thường là các vật liệu có độ dẻo lớn (như một số polymer) đóng vai trò liên kết các vật liệu cốt với nhau). Vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi như làm ống dẫn nước, bồn chứa nước và hoá chất, vật liệu xây dựng, thân vỏ ô tô, máy bay, tàu thuyền,... Gỗ nhựa composite(cốt :bột gỗ + nền: PE) Một loại vải bằng sợi thủy tinh Vỏ ca nô Một số vật liệu từ composite IV.ỨNG DỤNG CỦA POLYETHYLENE VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.Ứng dụng của polyethylene Polyethylene (PE) là một polymer được sử dụng rẫt phổ biến để tạo ra nhiều sản phẩm gia dụng như túi đựng, màng bọc, chai lọ, ống nhựa, vỏ dây điện, đồ chơi trẻ em,... Cốc đĩa, thìa, dĩa nhựa Chai lọ, nhựa Túi đựng Ống nhựa PVC Lớp cách điện trong dây cáp điện Đồ chơi trẻ em
Cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên (được lẫy từ mủ cây cao su) và cao su Một số vật liệu từ polyethylene 2. Ô nhiễm môi trường do sử dụng vật liệu polymer Hiện nay ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng polyethylene và các polymer không phân huỷ sinh học đang ở mức đáng báo động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật và sức khoẻ con người. Việc lạm dụng các sản phẩm nhựa được làm từ polyethylene (túi, chai, lọ, bình nhựa, cốc, thìa nhựa dùng một lần,...) đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Để hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer, theo khuyến cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần áp dụng nguyên tắc 5R để giảm thiểu rác thải nhựa ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ (Renew) TỪ CHỐI (Refuse) GIẢM THIỀU (Reduce) TÁI SỬ DỤNG (Reuse) TÁI CHẾ (Recycle) B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu? Hướng dẫn giải - Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên là monomer - Mỗi mắt xích của polyethylene có công thức -CH 2 -CH 2 - Khối lượng mỗi mắt xích bằng 28 amu. Câu 2: Tinh bột và cellulose thuộc loại polymer gì? Hướng dẫn giải Tinh bột và cellulose là polymer thiên nhiên Câu 3: Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,... thường được làm từ loại vật liệu polymer. Theo em, chúng thuộc loại polymer gì? Hướng dẫn giải Thuộc loại polymer tổng hợp Câu 4: Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP có chung đặc điểm gì? Hướng dẫn giải Trong phân tử có một liên kết đôi Câu 5: Em hãy cho biết vì sao vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiếu trong đời sống và sản xuất. Hướng dẫn giải Do chất dẻo có nhiều tính năng như độ bền cao, khả năng không thấm khí, không thấm nước, cách điện tốt, dễ gia công, giá thành thấp Câu 6: So với các vật liệu kim loại, gỗ, thuỷ tinh thì chất dẻo có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hướng dẫn giải - Ưu điểm: độ bền cao, khả năng không thấm khí, không thấm nước, cách điện tốt, dễ gia công, giá thành thấp - Nhược điểm: khó phân hủy nên gây hại cho môi trường, dễ dính dầu mỡ hoặc mùi khó chịu Câu 7(SGK – CTST): Ngoài các vật dụng ở Hình 30.4, em hãy cho biết thêm một sỗ vật dụng bằng cao su thường gặp.