Nội dung text Speaking.pdf
7.5 IELTS COURSE SPEAKING – LESSON 1 Nội dung bài học Những quan niệm sai lầm về bài thi IELTS Speaking 4 Nhóm chủ đề cố định (Work/Study, Hometown, Accommodation) 5 Chiến lược trả lời câu hỏi Phần 1 7 Chiến lược trả lời câu hỏi Phần 2 7 Chiến lược trả lời câu hỏi Phần 3 8 Ví dụ minh hoạ 9 Luyện tập 14 Bảng từ vựng theo chủ đề 16 Cấu trúc bài thi IELTS Speaking - Tổng thời gian: 11 – 14 phút - Hình thức: Đối thoại với giám khảo người bản xứ. Cấu trúc bài thi Bài kiểm tra nói gồm ba phần, cụ thể: Phần 1 Giám khảo sẽ hỏi từ 9-12 câu hỏi được chia thành 3-4 chủ đề nhằm đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học trong ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày. Một vài chủ đề của phần 1 bao gồm trường học, nơi làm việc, quê hương, mua sắm, thể thao, âm nhạc.. Phần 2 Người học sẽ nhận được một phiếu câu hỏi yêu cầu người thi miêu tả một trải nghiệm, người, nơi chốn...dựa vào kiến thức và trải nghiệm cá nhân. Người học sẽ có 1 phút chuẩn bị và 2 phút để trả lời. Phần 3 Giám khảo và người học sẽ thảo luận những câu hỏi trừu tượng hơn được mở rộng từ phần hai. Trong phần này, người học được yêu cầu trình bày quan điểm của mình với một số lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ câu trả lời Tiêu chí chấm điểm Tiêu chí Yếu tố được đánh giá Fluency and Coherence (Trôi chảy, mạch lạc) - Khả năng duy trì mạch nói - Sự kết nối giữa các câu và ý tưởng Lexical Resource/ Vocabulary (Từ vựng) - Mức độ đa dạng - Sự chuẩn xác - Sự linh hoạt - Sự phù hợp Grammatical Range and Accuracy (Sự đa dạng và chính xác về ngữ pháp)
Pronunciation (Phát âm) - Đặc điểm ngữ âm - Nhấn trọng âm, ngữ điệu từ - Nhấn trọng âm, ngữ điệu trong câu Yêu cầu dành cho band 7.0 – 8.0 (7.5): Band F & C LR GRA P 8 Fluency: - Thí sinh nói trôi chảy, ít khi ngắt quãng nói. - Đôi khi do dự khi đang tìm ý tưởng hoặc nhớ lại ví dụ. - Đôi khi có thể sử dụng từ nối tự nhiên hơn Coherence: - Với những nội dung nói dài (như trong Part 2), giám khảo cảm thấy rằng câu trả lời dài có cảm giác “toàn vẹn” và đầy đủ. - không bị rời rạc, hoặc bị chuyển nội dung một cách đột ngột, cộc lốc, máy móc - Từ vựng linh hoạt, có thể thảo luận sâu về tất cả các chủ đề. - Khéo léo trong việc diễn đạt lại các câu. - Kiến thức tốt về các cách diễn đạt thành ngữ và cụm từ thông dụng. - Có thể có lỗi nhỏ khi sử dụng từ ít thông dụng. - Dùng câu phức và nhiều cấu trúc ngữ pháp nâng cao, lỗi thường do thói quen hoặc slip. - Tương tự band 7 nhưng ít lỗi hơn (1-5 lỗi nhỏ khi dùng cấu trúc nâng cao nhất). - Sử dụng thoải mái các ngữ pháp nâng cao nhất, gần như luôn chính xác 100%. - Rõ ràng và chính xác như cách người bản xứ phát âm. - Có thể sử dụng trọng âm của câu và thay đổi ngữ điệu để diễn đạt ý nghĩa hoặc để nhấn mạnh tốt hơn Band 7. - Liên tục thay đổi tốc độ nói bằng cách nói theo “chunks” của nhóm từ. - Hiếm khi sai dấu nhấn (có thể sai khi phát âm các từ ít thông dụng và mắc lỗi giống native speaker).
7 Fluency: - Có thể thoải mái nói liên tục hầu hết thời gian - Khả năng mở rộng các câu hỏi thảo luận trong Phần 3 tốt hơn nhiều so với mức độ ‘thô sơ’ của Band 6, nhưng vẫn thấp hơn Band 8 Coherence - Sử dụng thường xuyên một loạt các từ nối và liên từ. - Việc sắp xếp, cấu trúc nội dung dài (như trong Part 2, và Part 3) đủ để giám khảo theo được mạch nói và nội dung - Sử dụng được các từ vựng ít thông dụng và các cụm từ mang tính biểu đạt. - Paraphrase thường tốt khi không biết chính xác từ mà người bản ngữ sẽ sử dụng - Biết về văn phong phù hợp - Một vài tổ hợp từ không phù hợp. - Dùng câu phức và nhiều cấu trúc ngữ pháp nâng cao, lỗi thường do thói quen thay vì không có kiến thức. - Có thể mắc lỗi nhưng mức độ không quá thường xuyên (cứ 3-5 câu sẽ có 1 lỗi) - Giọng bản ngữ có thể vẫn dễ nhận biết, nhưng giọng của native English Speaker chiếm ưu thế hơn - Phát âm hầu như luôn rõ ràng và chính xác. - Biết về việc thay đổi tốc độ nói để thể hiện ý nghĩa. Adapted from IELTS Speaking Band Descriptors → Tổng kết: Ở band điểm 7.5, người học có thể: ● Thực hiện bài nói liên tục với các từ nối và liên từ đa dạng và tự nhiên. Chỉ ngập ngừng khi cần tìm ý tưởng, không phải ngập ngừng vì từ vựng hoặc ngữ pháp. Câu trả lời dài có cảm giác “toàn vẹn” và đầy đủ. ● Sử dụng từ vựng linh hoạt, đủ để bàn luận sâu về đa dạng các chủ đề. Có kiến thức tốt về các cách diễn đạt thành ngữ và cụm từ thông dụng. ● Sử dụng thoải mái các điểm ngữ pháp nâng cao. Mắc ít lỗi hơn band 7 (khoảng 5 lỗi cho toàn bài). ● Phát âm rõ ràng và chính xác như cách người bản xứ. Liên tục thay đổi tốc độ nói bằng cách nói theo “chunks” của nhóm từ. Hiếm khi sai dấu nhấn.
Những quan niệm sai lầm về bài thi IELTS Speaking Mục đích của bài thi IELTS Speaking - Mục tiêu của bài thi Speaking IELTS là đánh giá khả năng giao tiếp của một người trong các ngữ cảnh tiếng Anh khác nhau, từ cuộc sống hàng ngày đến các chủ đề trừu tượng hơn. Bài thi IELTS Speaking không phải là việc kiểm tra kiến thức học thuật của thí sinh hoặc khả năng sử dụng các từ ngữ học thuật, mà là kiểm tra tính hiệu quả trong giao tiếp của một người. - Từ cơ sở đó, chúng ta có thể nhanh chóng bác bỏ những quan niệm sai lầm sau đây và chú ý hơn đến những điều thực sự giúp người học cải thiện điểm số của mình. Hiểu lầm Thực tế Câu trả lời phải chứa thật nhiều thông tin học thuật. Hầu hết các câu hỏi là về trải nghiệm cá nhân, vì vậy câu trả lời cần chứa thông tin phù hợp với chủ đề và ngữ cảnh. Câu trả lời phải luôn đúng với cái mà giám khảo mong muốn. Câu trả lời phụ thuộc vào người học, cho dù ý kiến của người học có thể khác lạ, miễn là nội dung câu trả lời không mang tính công kích như phân biệt chủng tộc. Chỉ sử dụng từ vựng nâng cao mà không được dùng những từ cơ bản. Người học cần sử dụng từ vựng linh hoạt và đúng ngữ cảnh. Câu trả lời phải chứa nhiều cấu trúc ngữ pháp nâng cao, và từng câu phải là câu dài. Câu trả lời có thể đôi khi ngắn hoặc dài, phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp. Câu trả lời cần phải chứa thật nhiều thành ngữ (idiom) để đạt điểm cao. Cần xét đến tính hợp thời của thành ngữ để sử dụng một cách tự nhiên và đúng ngữ cảnh.