PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2_KNTT_K12_Bài 2_Hội nhập kinh tế quốc tế.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ( Bộ Kết nối tri thức) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. - Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia. - Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Năng lực - Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về hội nhập kinh tế quốc tế trong một số trường hợp cụ thể. Tham gia tuyên truyền việc chấp hành các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 4. Tích hợp quyền con người - Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cách thức thực hiện: Căn cứ vào nội dung quyền con người về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về những việc làm hội nhập kinh tế quốc tế qua đó đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; phê phán các hành vi vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú học tập và giúp HS có hiểu biết ban đầu về hội nhập kinh tế quốc tế b) Nội dung. GV mở đầu bài học bằng cách cho HS nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được những biểu hiện ban đầu của việc hội nhập kinh tế quốc tế mà nước ta đã và đang tham gia. - Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
- Việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển đất nước, như: + Thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học - công nghệ,… + Có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán. + Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế… d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: GV mở đầu bài học bằng cách cho HS nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân, chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng tất yếu, phổ biến đối với các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết, cùng phát triển. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Tìm hiểu khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm và sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi 1/ Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào? Em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế? 2/ Từ thông tin và biểu đồ trên, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam. 3/ Hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: 1/ Tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của RCEP về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ,... Lợi ích của họ được đảm bảo dựa trên sự chia sẻ giữa các đối tác. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. 2/ Thông tin và biểu đồ đã cho biết đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam như hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đầu tư nước ngoài cũng là một hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP. Sự tham gia của khu vực FDI vào nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước,
tiếp nhận kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại, FDI cũng đóng góp lớn cho xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,... 3/ Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với mọi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi 1/ Em hãy cho biết để tham gia Hiệp định RCEP, các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gì. Lợi ích của họ được đảm bảo như thế nào? Em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế? 2/ Từ thông tin và biểu đồ trên, em hãy chỉ ra đóng góp của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam. 3/ Hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy phân công lao động mang tính quốc tế dẫn đến xu hướng toàn cầu hoá kinh tế với sự gia tăng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. 1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. - Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với mọi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. - Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu. HS liệt kê được các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào. Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. c) Sản phẩm.
+ Với hình thức hội nhập song phương: Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước, được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,... Đặc điểm: dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp vì chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn một trăm quốc gia trên thế giới, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước, giúp bảo đảm, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tranh thủ lợi thế của các đối tác để bảo vệ, phát triển đất nước nhanh và bền vững. + Với hình thức hội nhập kinh tế khu vực: Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội.. thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,... Giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu,... giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, được tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên nâng cao trình độ phát triển, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. + Với hình thức hội nhập kinh tế toàn cầu: Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu, là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,... Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: Quốc gia có thể hội nhập kinh tế song phương thông qua hợp tác kinh tế với một quốc gia khác, hội nhập kinh tế khu vực khi tham gia các hoạt động kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực hoặc hội nhập với nền kinh tế thế giới với việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế có phạm vi toàn cầu. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào. Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Báo cáo thảo luận - GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. - GV mời một vài HS nêu ví dụ ví dụ tương ứng với các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế để làm rõ. Kết luận, nhận định Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: Quốc gia có thể hội nhập kinh tế song phương thông qua hợp tác kinh tế với một quốc gia khác, hội nhập kinh tế khu vực khi tham gia các hoạt động kinh tế với 2. CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ a) Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế + Hội nhập song phương: Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước, được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài + Hội nhập kinh tế khu vực: Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội.. thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế + Hội nhập kinh tế toàn cầu: Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.