PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text b2_dongnang_vatli9_kntt.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC BÀI 2: ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Viết được biểu thức tính động năng của vật. - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về động năng và thế năng. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về các ví dụ về động năng, thế năng, biết đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung bài học. Năng lực đặc thù: - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nhận biết và nêu được nội dung về động năng, thế năng. + Nêu được biểu thức xác định động năng, thế năng. - Tìm hiểu tự nhiên: + Phân tích ví dụ để tìm hiểu về động năng, thế năng. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống có liên quan tới động năng, thế năng.
3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh búa chuyển động đập vào thanh thép, làm biến dạng thanh thép, hình ảnh một số vật có động năng, hình ảnh sơ đồ đập thủy điện,… - Video minh họa: + Các yếu tố ảnh hưởng đến động năng: https://www.youtube.com/watch?v=M4eiLlkecgs + Dòng nước chảy làm xoay bánh xe nước: https://www.youtube.com/watch?v=gMFIypD-MA8&list=PL5IL6- FD9ygcaLfb6rF_01a93Ut_4KrwA&index=2 - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm đơn giản hoặc quan sát hình ảnh để nhận biết được khi một vật chuyển động từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất tốc độ của vật sẽ thay đổi. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được sự thay đổi động năng của vật. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh bạn nhỏ đang chơi xích đu
- GV nêu câu hỏi: Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Động năng. Thế năng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về động năng a. Mục tiêu: HS nhận xét được yếu tố ảnh hưởng đến động năng của vật. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ và quan sát video để tìm hiểu về đặc điểm của động năng. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để mô tả được các hiện tượng xảy ra và nhận xét động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh và video ví dụ về một số trường hợp vật có động năng: + Một viên bi chuyển động đến đập vào viên bi khác làm cho chúng biến đổi chuyển động https://www.youtube.com/watch?v=M4eiLlkecgs + Các phần tử khí chuyển động tạo thành gió làm di I. ĐỘNG NĂNG - Động năng là năng lượng vật có được do chuyển động. - Một vật có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng của vật là
chuyển thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện gió. + Dòng nước chảy có thể làm quay các bánh xe nước https://www.youtube.com/watch?v=gMFIypD- MA8&list=PL5IL6- FD9ygcaLfb6rF_01a93Ut_4KrwA&index=2 - GV giới thiệu: Năng lượng mà vật có được do chuyển động như trong các ví dụ trên gọi là động năng. - GV chiếu hình ảnh búa chuyển động đập vào thanh thép, làm biến dạng thanh thép (hình 2.1) cho HS quan sát và phân tích nội dung trong SGK. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu đặc điểm của động năng. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr15) Quan sát Hình 2.2 và cho biết vật nào có động năng Trong đó: + m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg. + v là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s. + W đ là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.