PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT.pdf



A. Phức chất này được tạo ra bằng phản ứng trực tiếp giữa Ag với NH3. B. Số phối tử trong cầu nội của phức chất trên là 3. C. Liên kết giữa NH3 với ion Ag+ trong phức chất là liên kết cho – nhận. D. Phức chất trên thuộc loại phức chất không mang điện. Câu 17. Một mẫu nước có chứa các ion Ca2+, [Cu(OH2)6] 2+, [Fe(OH2)6] 2+ , Na+ , Cl- , SO4 2- . Sau một thời gian tiếp xúc với không khí, mẫu nước này chuyển sang màu vàng và nổi váng màu nâu. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Mẫu nước trên có pH lớn hơn 7. B. Ion bị oxi hoá và gây nên hiện tượng trên là [Fe(OH2)6] 2+ . C. Trong nước, ion H+ nhận cặp electron từ H2O để tạo thành ion H3O + . D. Chất màu nâu sinh trong mô tả trên là phức chất có công thức là [Fe(OH)2(OH2)4]. Câu 18. Mỗi phát biểu dưới đây là sai? A. Trong nước, cation của kim loại M (có hoá trị n ) thường tồn tại ở dạng phức chất aqua [M(OH2)m] n . B. Màu của các phức chất aqua [M(OH2)m] n+ sẽ thay đổi tùy theo màu ion trung tâm. C. Trong nhiều phức chất aqua [M(OH2)m] n , số phối tử thường là 6. D. Phức chất aqua [M(OH2)m] n có thể tan hoặc không tan trong nước. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Khi hoà tan một lượng phèn nhôm - kali vào nước thì có các quá trình cơ bản sau diễn ra: Al3+(aq) + 6H2O(l) ⎯⎯→ [Al(OH2)6] 3+ (aq) (1) [Al(OH2)6] 3+(aq) + 3H2O(l) ⎯⎯⎯⎯→ [Al(OH)3(H2O)3](s) + 3H3O + (aq) (2) Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Quá trình (1) là quá trình tạo phức chất aqua của cation Al3+ . Quá trình này diễn ra rất thuận lợi. b. Các quá trình (1) và (2) giúp giải thích vì sao cation Al3+ là một base trong dung dịch nước theo Bronsted – Lowry. c. Ở quá trình (2), các phân tử nước đóng vai trò là dung môi. d. Để thu được nhiều kết tủa keo thì cần hoà tan lượng nhỏ phèn trong lượng lớn nước. Câu 2. Khi cho dung dịch sodium choride bão hoà đến dư vào dung dịch copper(II) sulfate loãng, chỉ thấy dấu hiệu nhạt màu, không thấy dấu hiệu dung dịch chuyển sang màu khác. Tương tự, nếu tiến hành thí nghiệm cho dung dịch hydrochloric acid và dung dịch copper(II) sulfate cũng giúp tìm hiểu khả năng phản ứng giữa chúng. Cho các phát biểu sau: a. Dung dịch phản ứng chuyển từ màu xanh sang màu vàng. b. Nếu dung dịch chuyển từ màu này sang màu khác thì đề xuất rằng giữa dung dịch copper(II) sulfate và dung dịch hydrochloric acid có phản ứng hình thành phức chất. c. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách cho từ từ đến dư dung dịch hydrochloric acid loãng vào dung dịch copper(II) sulfate đặc. d. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH2)6] 2+ không phụ thuộc vào nồng độ của anion Cltrong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid. Câu 3. Muối MnSO4 khan có màu trắng. Hòa tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch không màu (có chứa phức chất X). Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch này, xuất hiện kết tủa màu nâu (chất Y). Cho các phát biểu sau:
a. MnSO4 là hợp chất của kim loại chuyển tiếp. b. Phức chất X không có màu. c. Chất Y là Mn(OH)2. d. Mn(OH)2 là chất lưỡng tính. Câu 4. Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Tiến hành hai thí nghiệm sau ở 20 °C: Thí nghiệm 1: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc (nồng độ khoảng 11 M) không màu vào ống nghiệm (1) thu được dung dịch có màu vàng chanh, do có quá trình: [Cu(OH2)6] 2+ (aq) + 4Cl− (aq) ⇌ [CuCl4] 2− (aq) + 6H2O(l) KC = 4,18.105 Thí nghiệm 2: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hòa (nồng độ khoảng 5,3 M) không màu vào ống nghiệm (2) thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu. Cho các phát biểu sau: a. Trong thí nghiệm 1, phức chất [Cu(OH2)6] 2+ bền hơn phức chất [CuCl4] 2− . b. Khi cho dung dịch HCl có nồng độ khoảng 5,3 M vào dung dịch copper(II) sulfate 0,5% thì không quan sát thấy dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất [CuCl4] 2− . c. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng ở thí nghiệm 1 là: 2 6 4 2 C 2 4 2 6 [[CuCl ] (aq)].[H O(l)] K [[Cu(OH ) ] (aq)].[Cl (l)] − + − = d. Trong thí nghiệm 2, không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất. Câu 5. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Biết rằng X, Y, Z đều là các phức chất vuông phẳng, đơn nhân. Cho các phát biểu sau: a. Các phản ứng trên đều có sự thay thế phối tử trong phức chất. b. Trong phức chất Y, có hai phối tử NH3 và hai phối tử iodo (I). c. Trong nước, dung dịch phức chất Z dẫn điện tốt. d. Các phản ứng trong chuỗi trên đều kèm theo sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tử trung tâm. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Phức chất ( ) 3 2 6 Fe OH +     có cấu tạo như hình bên dưới. Có bao nhiêu liên kết sigma (σ) có trong phức chất đó?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.