PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text VL12 - C3 - ĐS - THÍ NGHIỆM - GV.docx

Trang 1 BỘ 170 CÂU HỎI ĐÚNG SAI – THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 12 PHẦN 1: THÍ NGIỆM TƯƠNG TÁC TỪ- TỪ TRƯỜNG – CẢM ỨNG TỪ Câu 1. Hình dưới cho thấy một cuộn dây đi xuyên qua một miếng bìa cứng nằm ngang. Một dòng điện không đổi đi qua cuộn dây từ A đến B để tạo ra một từ trường. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? a) Ống dây gần đầu A đóng vai trò là cực nam của nam châm điện. b) Rắc các vụn sắt nhỏ lên miếng bìa rồi dùng tay gõ nhẹ ta sẽ thu được hình ảnh từ phổ của từ trường tạo bởi ống dây. c) Từ trường bên ngoài ống dây là từ trường đều. d) Nếu thay bằng dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì hai cực của nam châm điện vẫn không đổi Lời giải Đáp án: (a) Sai: Theo quy tắc nắm tay phải, từ trường sinh ra có chiều hướng sang bên trái nên ống dây gần đầu A đóng vai trò là cực bắc của nam châm điện theo quy ước chiều từ trường của nam châm. (b) Đúng: (c) Sai: Từ trường bên trong ống dây là từ trường đều. Từ trường bên ngoài giống với từ trường của nam châm thẳng. (d) Sai: dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi liên tục, nam châm điên sẽ bị đảo cực liên tục. Câu 2. Cho một ống dây dẫn quẩn quanh một lõi sắt non, mắc hai đầu dây vào nguồn điện thì ống dây hút được một số ghim ghim bằng sắt như hình. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Đường sức từ của ống dây có hình dạng giống với đường sức từ của dòng điện thẳng dài vô hạn đặt nằm ngang. b) Đường sức từ của ống dây có hướng đi vào đầu B và đi ra ở đầu A của thanh sắt non. c) Nếu đổi chiều dòng điện ngược lại so với lúc ban đầu thì đầu A là cực từ Bắc, đầu B là cực từ Nam. d) Khi ngắt dòng điện, các ghim sắt vẫn bị hút dính chặt ở đầu A do thanh sắt non vẫn còn từ tính.
Trang 2 Lời giải: a) Sai. Đường sức từ của ống dây có hình dạng giống với đường sức từ của nam châm thẳng. b) Đúng. Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải. c) Sai. Nếu đổi chiều dòng điện ngược lại so với lúc ban đầu thì đầu A là cực từ Nam, đầu B là cực từ Bắc. d) Sai. Khi ngắt dòng điện, các ghim sắt rơi khỏi đầu A do thanh sắt non mất từ tính. Câu 3. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm đo độ lớn thành phần nằm ngang của cảm ứng từ Trái Đất. Họ lựa chọn bộ thí nghiệm gồm khung dây tròn đặt trong mặt phẳng thẳng đứng có N vòng dây, kim nam châm đặt ở tâm của khung dây, nguồn điện một chiều cấp điện cho khung dây, ampe kế. Ban đầu chưa có dòng điện, điều chỉnh khung dây sao cho trục nối hai cực của kim nam châm trùng với đường kính của khung dây. Cho dòng điện chạy vào các vòng dây có chiều như hình. Khi đó kim nam châm lệch so với hướng Đông Tây góc  . Trên hình mô tả hướng Đông, Tây, Nam, Bắc địa lý. Biết rằng độ lớn cảm ứng từ do dòng điện trong khung dây tròn tạo ra ở tâm tính theo công thức: 7N.i B= 2π.10. R  (R là bán kính khung dây, i là cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây). a) Cực từ nam (S) của từ trường Trái Đất nằm về phía cực Bắc địa lý. b) Đường sức do dòng điện trong khung dây tạo ra đi qua tâm có chiều từ Tây đến Đông. c) tan tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong khung dây. d) Biết N = 200 vòng dây, ampe kế chỉ 25,0 mA, đường kính khung dây 18,0 cm, o α= 45 . Độ lớn thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất đo được là 3,49.10 -5 T. Lời giải Đáp số: Đ-S-Đ-Đ HD: a) Cực từ nam (S) của từ trường Trái Đất nằm về phía cực Bắc địa lý, cực từ Bắc (N) của từ trường Trái Đất nằm về phía cực Nam địa lý. Do đó hướng của kim nam châm thử khi cân bằng có chiều từ Nam đến Bắc. b) Vận dụng quy tắc nắm tay phải, suy ra đường sức do dòng điện trong khung dây tạo ra đi qua tâm có chiều từ Đông đến Tây.

Trang 4 Câu 5. Hình dưới cho thấy một cuộn dây đi xuyên qua một miếng bia cúng nằm ngang. Một dòng điện không đổi đi qua cuộn dây từ A đến B để tạo ra một từ trường. a) Ống dây gần đầu A đóng vai trò là cực nam của nam châm điện. b) Rắc các vụn sắt nhỏ lên miếng bìa rồi dùng tay gõ nhẹ ta sẽ thu được hình ảnh từ phổ của từ trường tạo bởi ống dây. c) Từ trường bên ngoài ống dây là từ trường đều. d) Nếu thay bằng dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì hai cực của nam châm điện vẫn không đồi. Lời giải: Áp dụng quy tắc nắm tay phải  đường sức từ trong lòng ống dây hướng từ phải sang trái Theo quy tắc vào nam ra bắc thì đầu bên trái ống dây là cực bắc  a) Sai; b) Đúng Từ trường bên ngoài ống dây không đều  c) Sai Nếu thay bằng dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì chiều dòng điện thay đổi nên hai cực của nam châm điện đổi lại cho nhau  d) Sai PHẦN 2: THÍ NGHIỆM LỰC TỪ - THÍ NGHIỆM ĐO CẢM ỨNG TỪ Câu 6. Một học sinh thiết kế một chiếc chuông cửa đơn giản như thể hiện ở hình trên. Khi nhấn công tắc (S) rồi thả ra, sẽ nghe thấy hai tiếng ’ding-ding’. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Khi ấn công tắc S, lõi sắt non trở thành một nam châm với đầu Q là cực bắc, còn đầu P là cực nam. b) Nếu thay lõi sắt non bằng lõi thép thì sẽ chỉ nghe thấy một tiếng ’ding’. c) Nếu thay thanh lò xo sắt thành lò xo đồng thì chuông vẫn sẽ hoạt động bình thường. d) Nấu đảo hai cực của nguồn điện thì chuông sẽ không hoạt động. Lời giải Đáp án: (a) Sai: Khi ấn công tắc S, áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải lõi sắt non trở thành một nam châm với đầu Q là cực nam, còn đầu P là cực bắc. (b) Đúng: Khi dùng lõi thép, do thép không có tính khử từ, sau khi ngắt dòng điện vẫn sẽ duy trì từ tính nên lò xo sắt vẫn sẽ bị giữ lại nên chỉ nghe 1 tiếng “ding”. (c) Sai: đồng không có bị nam châm hút như sắt từ nên chuông không hoạt động. (d) Sai: đảo cực của nguồn điện thì chuông chỉ bị đảo cực, không ảnh hưởng hoạt động. Câu 7. Hình bên cho thấy một sợi dây nằm ngang, được giữ căng giữa các điểm cố định tại P và Q. Một đoạn dây ngắn được đặt giữa các cực của một nam châm vĩnh cửu, tạo ra một từ trường ngang đều vuông góc với sợi dây. Các sợi dây được kết nối với một mạch điện tại P và Q cho phép dòng điện chạy qua sợi dây.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.