PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2_ CƠ CHẾ TIẾN HÓA.pdf

Trang 1 CHƢƠNG 2: TIẾN HÓA CHUYÊN ĐỀ 2: CƠ CHẾ TIẾN HÓA 1. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Học thuyết tiến hóa Đacuyn 1. Quan niệm về biến dị Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể. Biến dị có thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản. Biến dị có thể xảy ra ở một vài cá thể riêng lẻ, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. 2. Học thuyết chọn lọc tự nhiên a. Chọn lọc tự nhiên (CLTN). CLTN là tất cả các yếu tố tác động đến sinh vật. Nguyên liệu Biến dị cá thể Động lực CLTN Đấu tranh sinh tồn Thực chất Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Nội dung Đào thải cá thể mang biến dị có hại, giữ lại các cá thể mang biến dị có lợi. Kết quả Hình thành loài thích nghi. Vai trò của CLTN Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa. b. Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc nhân tạo là chọn giống vật nuôi, cây trồng. • Động lực CLNT: nhu cầu, thị hiếu của con người. • Nội dung: đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho con người. • Kết quả: hình thành giống mới. 3. Vai trò của học thuyết Đacuyn Giải thích được sự thống nhất và đa dạng của sinh giới bằng cơ chế CLTN. Giải thích được các loài giống nhau do bắt nguồn Ví dụ: Ở hươu cao cổ, bố mẹ có cổ ngắn, sinh ra con có cổ ngắn và cổ dài. Cá thể có cổ dài là biến dị cá thể. Ví dụ: Loài hươu ăn cỏ, khi cỏ dưới đất hết chúng phải ăn các lá cây trên cao. Cá thể nào có cổ cao thì sống sót, cá thể nào cổ ngắn không tồn tại được. Khi ăn hết tán lá phía dưới, môi trường chỉ còn lại là tầng cao hơn, cá thể có cổ thấp hơn lại bị tiêu diệt, cá thể nào mang biến dị cổ cao hơn sống sót. Tiếp tục như vậy sau thời gian dài sẽ hình thành loài hươu cao cổ.
Trang 2 từ một nguồn gốc chung. II. Học thuyết tiến hóa hiện đại 1. Tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn Tiến hóa nhỏ là quá trình thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Khi có sự cách li sinh sản giữa quần thể mới và quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô một quần thể, thời gian ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài, diễn ra trên quy mô lớn, thời gian hàng triệu năm. 2. Các nhân tố tiến hóa Nhân tố tiến hóa là các yếu tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, gồm 5 nhân tố: a. Đột biến Đột biến là nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, trong đó đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của CLTN. So với đột biến NST, đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của sinh vật. Tần số đột biến gen là rất thấp, nhưng số gen trong quần thể rất lớn nên tỉ lệ giao tử mang đột biến trong quần thể là rất nhiều. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm, có thể coi là không đáng kể. Đột biến diễn ra vô hướng nên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. b. Di - nhập gen Các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hay giao tử, hiện tượng đó gọi là “di nhập gen” hoặc “dòng gen”. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. Di nhập gen có thể mang đến cho quần thể alen mới hoặc biến dị tổ hợp, có thể làm tăng độ đa hình Ví dụ: Quần thể gốc có thành phần kiểu gen: 0,25 AA: 0,5 Aa : 0,25 aa. Quần thể mới: 0,26 AA: 0,42 Aa : 0,32 aa1. Nếu quần thể gốc và quần thể mới cách li sinh sản thì quần thể mới trở thành loài mới. Ví dụ: P: 0,25 AA: 0,5 Aa : 0,25 aa Tần số alen của quần thể là: A = 0,5; a = 0,5 Đột biến 5% A a1 Tần số alen sau đột biến là 0,475 A: 0,5 a : 0,05 a1 Quần thể I có alen A, a. Quần thể II có alen A, a, a1
Trang 3 của quần thể. Khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể, cũng có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể theo hướng khác. c. Chọn lọc tự nhiên Một số cá thể từ quần thể II di cư sang quần thể I alen a1, làm quần thể I đa dạng hơn. So sánh CLTN theo quan điểm của Đacuyn và theo thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết Đacuyn Học thuyết hiện đại Nguyên liệu Biến dị cá thể. Biến dị di truyền: biến dị đột biến, biến dị tổ hợp. Thực chất Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. Kiểu tác động Tác động lên kiểu hình. Trực tiếp tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen. Nội dung Đào thải cá thể mang biến dị có hại, giữ lại các cá thể mang biến dị có lợi. CLTN không tạo ra kiểu hình mới. Đào thải alen có hại, giữ lại alen có lợi. CLTN không tạo ra alen mới. Kết quả Hình thành loài thích nghi. Hình thành quần thể thích nghi. Vai trò Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa. d. Yếu tố ngẫu nhiên Yếu tố ngẫu nhiên còn được gọi là “biến động di truyền” hoặc “phiêu bạt di truyền”. Đặc điểm biến đổi của yếu tố ngẫu nhiên: Thay đổi tần số alen đột ngột, không theo một hướng nhất định. Đào thải alen theo hướng không xác định, có thể làm cho 1 alen có hại trở nên phổ biến hay 1 alen có lợi biến mất hoàn toàn. Yếu tố ngẫu nhiên có thể hỗ trợ cho CLTN đào thải alen nhanh hơn. Yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến quần thể có kích thước nhỏ. Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. e. Giao phối không ngẫu nhiên Ví dụ: sóng thần, núi lửa, cháy rừng... Ví dụ: Khi cháy rừng sẽ làm một nhóm cá thể thuộc quần thể ong mật trong rừng bị chết, làm tần số alen thay đổi lớn một cách đột ngột.
Trang 4 Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nên vẫn coi là nhân tố tiến hóa. Quần thể giao phối không ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ làm nghèo vốn gen của quần thể. • Giao phối ngẫu nhiên Giao phối ngẫu nhiên tạo nên cấu trúc cân bằng di truyền của quần thể nên không phải nhân tố tiến hóa, nhưng nó có vai trò quan trọng với tiến hóa: • Tạo nên sự đa hình cho quần thể  Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. • Phát tán đột biến trong quần thể nhanh chóng. • Trung hòa tính có hại của đột biến, tạo tổ hợp gen thích nghi. PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Theo khái niệm, nhân tố tiến hóa là A. tất cả các yếu tố tự nhiên tác động đến quần thể. B. những yếu tố vô sinh tác động đến quần thể. Ví dụ: Một quần thể tự thụ thế hệ P có thành phần kiểu gen: P: 0,2 AA: 0,4 Aa : 0,4 aa F2: 0,3 AA: 0,2 Aa : 0,5 aa ... ... Fn: 0,4 AA: 0 Aa : 0,6 aa Giao phối ngẫu nhiên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Quá trình giao phối kết hợp tự do các giao tử trong đó có giao tử đột biến, giúp phát tán đột biến trong quần thể. Ví dụ: Ở muỗi, alen A: chịu được thuốc diệt muỗi, alen A đột biến thành alen a không sống được trong môi trường có thuốc. Qua quá trình giao phối, alen a được nhân lên trong quần thể. Các alen a tồn tại ở trạng thái dị hợp (Aa) vẫn biểu hiện kiểu hình bình thường (giống kiểu gen AA), do đó có thể mang đột biến vẫn sống được trong điều kiện có thuốc diệt muỗi. C. các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. D. thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Câu 2. Có bao nhiêu yếu tố sau đây là nhân tố tiến hóa? (1) Yếu tố ngẫu nhiên. (4) Đột biến. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (6) Di nhập gen. A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách đột ngột? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 4. Theo Đacuyn, CLTN thực chất là A. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. B. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể mang kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.