Nội dung text BÀI 30 - Làm quen với xác suất của biến cố.Image.Marked.pdf
Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố Câu 1. Xác suất của biến cố nhận giá trị từ A. 0 đến 1; B. 1 đến 10; C. 0 đến 10; D. 1 đến 5. Câu 2. Xác suất của một biến cố càng gần 1 thì biến cố đó càng .... khả năng xảy ra. Xác suất của một biến cố càng gần 0 thì biến cố đó càng ...... khả năng xảy ra. Từ thích hợp điền vào chỗ chấm lần lượt là A. ít – nhiều; B. nhiều – ít; C. không có – có; D. có – không có. Câu 3. Biến cố chắc chắn có xác suất là A. 1; B. 0; C. một số bất kì; D. Không xác định. Câu 4. Trong một trò chơi hay thí nghiệm, nếu có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng
A. k; B. k – 1; C. 1 k ; D. k + 1. Câu 5. Cho hình vẽ. Quan sát hình và cho biết ngày có khả năng (xác suất) mưa ít nhất là A. Ngày 04; B. Ngày 05; C. Ngày 06; D. Ngày 07. Câu 6. Xác suất của biến cố “Ngày mai, lớp em có cô giáo mới sinh năm 1700” bằng A. 1; B. 0,99; C. 0; D. Không xác định.
Câu 7. Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 5 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4; 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ. Biến cố “Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ nhỏ hơn 11” có xác suất bằng A. 1; B. 0,5; C. 0; D. 0,99. Câu 8. Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tính xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 2”. A. 2; B. 1; C. 1 3 ; D. 1 6 . Câu 9. Lớp 7A có có 12 bạn nữ và 12 bạn nam. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 1 bạn lên bảng kiểm tra bài cũ. Biến cố “Bạn được gọi là bạn nam” có xác suất là A. 1 12 ; B. 1 2 ; C. 1; D. 1 24 .
Câu 10. Chọn ngẫu nhiên một trong 4 số 20; 22; 24 ; 26. Tìm xác suất để chọn được số chia hết cho 6. A. 1 2 ; B. 1; C. 1 4 ; D. 0. Câu 11. Một tấm bìa cứng hình tròn được gắn vào trục quay có mũi tên ở bên (hình vẽ). Bạn Mai quay tấm bìa. Biến cố “Mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 20” có xác suất là A. 1 20 ; B. 1 8 ; C. 1 80 ; D. 1 2 .