Nội dung text Đề 04-VL 12-KNTT.docx
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1, VẬT LÍ 12 Đơn vị: THPT A Duy Tiên 3. Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1, VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 (NB). Các chất được cấu tạo từ các hạt phân tử A. riêng biệt. B. dính liền với nhau. C. kim loại. D. phi kim. Câu 2 (NB). Các phân tử luôn A. đứng yên. B. chuyển động thẳng đều. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động không ngừng. Câu 3 (NB). Khi các phân tử trong một vật chuyển động càng nhanh thì A. nhiệt độ của vật càng cao. B. vật chuyển động càng nhanh. C. nhiệt độ của vật càng thấp. D. vật chuyển động càng chậm. Câu 4 (TH). Gọi lực liên kết giữa các phân tử trong chất rắn, chất lỏng, chất khí lần lượt là F 1 , F 2 , F 3 thì A. F 1 = F 2 = F 3 . B. F 1 > F 2 > F 3 . C. F 1 < F 2 = F 3 . D. F 1 > F 2 = F 3 . Câu 5 (NB). Nội năng của vật có đơn vị là A. jun (J). B. oát (W). C. niutơn (N). D. mét (m). Câu 6(NB). Trong nhiệt động lực tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là A. nội năng của vật. B. nhiệt độ của vật. C. động lượng của vật. D. cơ năng của vật. Câu 7 (NB). Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của NĐLH ? A. ΔU = A – Q. B. ΔU = Q – A. C. A = ΔU – Q. D. ΔU = A + Q. Câu 8 (TH). Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức AU = A + Q của nguyên lí I NĐLH ? A. Vật nhận công: A < 0 ; vật nhận nhiệt: Q < 0. B. Vật nhận công: A > 0 ; vật nhận nhiệt: Q > 0. C. Vật thực hiện công: A < 0 ; vật truyền nhiệt: Q > 0. D. Vật thực hiện công: A > 0 ; vật truyền nhiệt: Q < 0. Câu 9 (TH). Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công? A. Mài dao. B. Đóng đinh. C. Khuấy nước. D. Nung sắt trong lò. Câu 10 (NB): Trong thang nhiệt Farentheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? A. 273K B. 32°C C. 0K D. 0°C Câu 11 (NB): Cơ chế của sự dẫn nhiệt là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác. B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác. C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác. D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác. Câu 12 (NB). Trong thang nhiệt độ Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu K? A. 0K B. 373K C. 173K D. 100K Câu 13 (TH). Đổi đơn vị 32 0 C ra đơn vị độ K? A. 32 0 C = 350K B. 32 0 C = 305K C. 32 0 C = 35K D. 32 0 C = 530K Câu 14 (TH). Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên: A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.