PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 26 - Xác định chất và viết chuỗi phương trình hóa học-P1.docx

Chuyên Đề: XÁC ĐỊNH CHẤT VÀ VIẾT CHUỖI PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Phần A: Lí Thuyết Đây là dạng bài tập cần có kiến thức tổng hợp và tư duy hóa học. Vì vậy, để làm được các bài tập dạng này, các em học sinh cần nắm rõ các định nghĩa, cách phân loại (hợp chất), tính chất vật lý, tính chất hóa học, phương pháp điều chế của: - Đơn chất: + Kim loại: nhóm IA, IIA, Al, Fe, Cu, Ag… (Dãy hoạt động hóa học của kim loại). + Phi kim: O 2 , H 2 , Cl 2 , Br 2 , S, C, Si, N 2 , P,… - Hợp chất: + Acid + Base + Oxide + Muối, muối acid + Oxide lưỡng tính và Hydroxide lưỡng tính. (Xem lại lý thuyết của từng chuyên đề trên) Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng Dạng 1: Xác định chất - Phương pháp: dựa vào tính chất lý, hóa, mối liên hệ giữa các đơn chất và hợp chất kết hợp với yêu cầu đề bài để xác định thành phần các chất. Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 , CuO. Dẫn khí CO dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hòa tan B vào dung dịch NaOH dư, được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Viết các phương trình hóa học và chỉ rõ thành phần của B, C, D. Hướng Dẫn Lưu ý: oxide kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại mới bị CO khử. Al(OH) 3 là một hydroxide lưỡng tính, Al 2 O 3 là một oxide lưỡng tính. 2323 CO d­NaOH d­ 34 HCl d­2 3 MgO AlOAlO D gåmFe MgOMgO CuB gåm FeOFe NaAlONaCl CuCuOC gåm AlClNaOH d­   Phương trình hóa học: 0 342434tFeOCOFeCO 0 2 t CuOCOCuCO 232222NaOHAlONaAlOHO
2NaOHHClNaClHO 223 332 () ()33 NaAlOHClHONaClAlOH AlOHHClAlClHO   Ví dụ 2: Cho 3 khí có một số tính chất như sau: - Khí X rất độc, cháy được trong không khí tạo ra một khí không màu có thể làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong. - Khí Y cháy trong O 2 thu được sản phẩm khí, làm lạnh về nhiệt độ phòng là một chất lỏng không màu, không mùi và có khả năng làm CuSO 4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh. - Khí Z không cháy, là chất thường dùng trong các bình cứu hỏa. Xác định X, Y, Z là những khí nào? Viết các phương trình hóa học minh họa? Hướng Dẫn X là CO; Y là H 2 ; Z là CO 2 . - X cháy, tạo khí có thể làm đục nước vôi: 2CO + O 2 ot 2CO 2 CO 2 + Ca(OH) 2  CaCO 3  + H 2 O - Y cháy tạo chất lỏng, không màu, không mùi và có khả năng làm CuSO 4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh: 2H 2 + O 2 ot 2H 2 O CuSO 4 + 5H 2 O  CuSO 4 .5H 2 O - Bài tập giải chi tiết Câu 1: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong H 2 SO 4 đặc, nóng vừa đủ thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với dung dịch BaCl 2 , vừa tác dụng với dung dịch NaOH, B tác dụng với dung dịch KOH tạo kết tủa E. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên. Hướng dẫn giải 242 +KOH 42 +O, 23+KOH 2 3 HSO dd B: CuSOKet tuaE: Cu(OH) Cu CuAKSO CuOKhí C: SOdd D: KHSO dn ¾¾¾¾¾¾¾® ¾¾¾¾¾¾®¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾® ¾¾¾¾¾¾¾® - Nung nóng Cu trong không khí: 2Cu + O 2 ot¾¾¾¾¾® 2CuO Do A tác dụng với H 2 SO 4 đặc, nóng có khí thoát ra nên A gồm CuO và phải có Cu dư Cu + 2H 2 SO 4 đ ot¾¾¾¾¾® CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O CuO + H 2 SO 4 đ ot¾¾¾¾¾® CuSO 4 + H 2 O Þ Dung dịch B là dung dịch CuSO 4 và khí C là SO 2
- Khí C (SO 2 ) tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với dung dịch BaCl 2 , vừa tác dụng với dung dịch NaOH Þ Dung dịch D là K 2 SO 3 và KHSO 3 SO 2 + 2KOH ¾¾¾¾® K 2 SO 3 + H 2 O SO 2 + KOH ¾¾¾¾® KHSO 3 K 2 SO 3 + BaCl 2 ¾¾¾¾® BaSO 3 + 2KCl 2KHSO 3 + 2NaOH ¾¾¾¾® K 2 SO 3 + Na 2 SO 3 + 2H 2 O - B (CuSO 4 ) tác dụng với dung dịch KOH tạo kết tủa E CuSO 4 + 2KOH ¾¾¾¾® Cu(OH) 2 + K 2 SO 4 Þ Kết tủa E là Cu(OH) 2 Câu 2: Cho 2 muối X và Y. Biết X tác dụng với dung dịch NaOH và tác dụng với dung dịch HCl đều có khí thoát ra. Khi sục khí CO 2 vào dung dịch muối Y thấy xuất hiện kết tủa. Hãy chọn 2 muối X, Y phù hợp và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hướng Dẫn X là (NH 4 ) 2 CO 3 ; Y là NaAlO 2 (NH 4 ) 2 CO 3 + 2NaOH ¾¾¾¾® Na 2 CO 3 + 2NH 3 + 4H 2 O (NH 4 ) 2 CO 3 + HCl ¾¾¾¾® 2NH 4 Cl + H 2 O + CO 2 NaAlO 2 + 2H 2 O + CO 2 ¾¾¾¾® Al(OH) 3 + NaHCO 3 Lưu ý: Muối X cũng có thể là NH 4 HCO 3 Muối Y cũng có thể là KAlO 2 , Ba(AlO 2 ) 2 Câu 3: Thổi khí Cl 2 khô đi qua bột Fe (dư) đã được đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn (A) gồm một muối và một kim loại. Hỗn hợp (A) tan hoàn toàn trong nước được dung dịch (B), cho dung dịch KOH dư vào dung dịch (B), thu lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn duy nhất màu đỏ nâu. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra? Hướng Dẫn 2Fe + 3Cl 2 ot  2FeCl 3 + Rắn A gồm 3FeCl Fe d­    + Hỗn hợp (A) tan hoàn toàn trong nước (Fe tác dụng với muối Fe(III) tạo muối Fe(II)): Fe + 2FeCl 3  3FeCl 2 + Dung dịch (B): Chắc chắn có FeCl 2 có thể có FeCl 3 dư FeCl 2 + 2KOH  Fe(OH) 2  + 2KCl
Có thể có: FeCl 3 + 3KOH  Fe(OH) 3  + 3KCl + Kết tủa: Chắc chắn có Fe(OH) 2 có thể có Fe(OH) 3 . + Nung kết tủa trong không khí: 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O ot  4Fe(OH) 3  2Fe(OH) 3 ot  Fe 2 O 3 + 3H 2 O Hoặc: 4Fe(OH) 2 + O 2 ot  2Fe 2 O 3 + 4H 2 O Câu 4: Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2 O 3. Hòa tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO 2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư đi qua B nung nóng, được chất rắn E. Khi cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thầy 1 phần bị tan, còn lại chất rắn G. Hòa tan G vào lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, rồi cho dung địch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4 . Viết các phương trình hóa của các phản ứng xảy ra. Hướng giải Lưu ý: Al 2 O 3 là oxide lưỡng tính. Hòa tan A vào nước dư: BaO + H 2 O  Ba(OH) 2 Al 2 O 3 + Ba(OH) 2  Ba(AlO 2 ) 2 + H 2 O Dung dịch D: Ba(AlO 2 ) 2 , có thể có Ba(OH) 2 dư Chất rắn B: FeO, Al 2 O 3 dư (do rắn E tan một phần trong NaOH) FeO + CO ot Fe + CO 2 Chất rắn E tan một phần trong NaOH  Chất rắn E có Fe, Al 2 O 3 dư  Dung dịch D: Ba(AlO 2 ) 2 Al 2 O 3 + 2NaOH  2NaAlO 2 + H 2 O Chất rắn G: Fe Fe + H 2 SO 4 loãng  FeSO 4 + H 2 10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4  5Fe 2 (SO 4 ) 3 + 2MnSO 4 + K 2 SO 4 + 8H 2 O Sục CO 2 dư vào D Ba(AlO 2 ) 2 + 2CO 2 + 4H 2 O  Ba(HCO 3 ) 2 + 2Al(OH) 3 Câu 5: Cho biết X là kim loại, A là acid, B là muối acid, C là muối trung hòa. Cho lần lượt X, dung dịch các chất A, B, C vào dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 đều thấy sinh ra một chất khí và một chất kết tủa trắng. Tìm các chất X, A, B, C thỏa mãn và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Hướng dẫn giải ● Kim loại X là: Ba Ba + 2H 2 O  Ba(OH) 2 + H 2  Ba(OH) 2 + Ba(HCO 3 ) 2  2BaCO 3  + 2H 2 O

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.