PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề cương tham khảo SKMT.pdf

CÂU HỎI ÔN TẬP Môn: Sức khỏe môi trường và bệnh nghề nghiệp A. PHẦN I. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 1. định nghĩa về môi trường, đối tượng và nhiệm vụ của khoa học môi trường 2. các chức năng chủ yếu của môi trường 3. các nguyên lý cơ bản của sinh thái học, các yếu tố sinh thái chính ảnh hưởng đến đời sống sinh vật 4. các tác động của con người đến các hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống 5. các thách thức môi trường hiện nay Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Câu 1. Định nghĩa, tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm không khí Trả lời 1. Định nghĩa Ô nhiễm không khí là khi có sự biến đổi các thành phần trong không khí hoặc sự xuất hiện của một vật thể lạ trong thành phần không khí có tác động có hại với đời sống nói chung và con người nói riêng 2. Tác nhân 2.1. Các tác nhân hóa học: hơi khí độc. - Các HC của lưu huỳnh: SO2, SO3, H2S... - Các hợp chất của nitơ: NO, NO2, NH3... - Các hợp chất của cácbon: CO, CO2, CH4... - Các hợp chất của halogien: Cl2, HF, HCl... - Các hydrocacbon thơm đa vòng: 3-4 Benzopyren... 2.2. Các tác nhân lý học: - Các loại bụi: bụi kim loại, bụi khoáng sản...(bụi có chứa silic, amiăng) - Các loại bức xạ ion hóa: tia α, tia β, tia X... - Tia tử ngoại (cực tím), tia lazer - Sóng điện từ, điện từ trường - Tiếng ồn, rung chuyển - Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. 2.3. Các tác nhân sinh học: - Các loại vi khuẩn gây bệnh: tụ cầu vàng, lao, bạch hầu,dịch hạch...
- Các loại vi rút gây bệnh: cúm, sởi, quai bị, cúm A H5N1... - Các loại bào tử nấm: nấm tóc, da... - Các loại dị nguyên gây dị ứng: bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa... 3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí 3.1.Do quá trình đốt cháy: - Đốt các nhiên liệu lấy nhiệt - Tạo ra khói bụi, hơi khí độc - Đây là nguồn gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp 3.2. Do hoạt động của các loại động cơ ô tô: - Do đốt xăng dầu, tạo ra khói muội, hơi khí độc - Là nguồn gây ô nhiễm tại các đô thị, khu dân cư 3.3. Do quá trình chế hóa dầu lửa - Tạo ra bụi, sương mù, hơi khí độc - Nguồn gây ô nhiễm tại các khu công nghiệp hóa dầu 3.4.Do quá trình luyện kim loại - Tạo ra khói bụi, hơi khí độc - Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN luyện kim 3.5.Do các quá trình hóa học - Tạo ra khói bụi sương mù, hơi khí độc - Là nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN hóa chất 3.6. Do quá trình SX chế biến TP, TAGS - Tạo ra bụi, sương mù, các chất thơm - Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN thực phẩm 3.7.Nguồn do quá trình khai thác khoáng sản - Tạo ra bụi, hơi khí độc - Nguồn gây ô nhiễm tại các khu CN khai khoáng. Nguồn Nơi ảnh hưởng Tác nhân Đốt cháy Khu công nghiệp Bụi, khói, hơi nước Khí SO2, NO2, CO, axit... Hoạt động động cơ Đô thị đông dân cư tập trung Khói, muội, hơi nước Khí SO2, NO2, CO, axit... Chế hóa dầu lửa Khu công nghiệp dầu Sương mù Khí: SO2, CO, các CH Nhiệt, điện luyện Khu công nghiệp luyện kim Bụi, khói Các khí: SO2, CO Các hợp chất Florua, Asen, hữu cơ
Hoá học Khu công nghiệp hóa chất Bụi, sương mù, khói Các khí: SO2, CO, SO3, H2SO4, NH3 Hơi axit, kiềm Sản xuất thức ăn Khu công nghiệp chế biến thức ăn Bụi, sương mù Các chất thơm, Acrolein, Acroleic Tuyển khoáng, quặng Khu mỏ khai thác khoáng sản, quặng Bụi, khói Các hợp chất Florua, hữu cơ Câu 2. Tác hại của ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người Trả lời 1.Ảnh hưởng của bụi, hơi khí độc trên SK - Tùy theo kích thước, bản chất hóa học của bụi: + Gây tổn thương đường hô hấp: viêm cấp, viêm mãn mũi họng, khí phế quản, phổi, màng phổi + Gây nhiễm độc, nhiễm trùng + Gây dị ứng, gây ung thư. - Hơi khí độc: bản chất hóa học-> kích thích, bỏng, ngạt, nhiễm độc, ung thư cho da, niêm mạc, đường hô hấp, các cơ quan thần kinh, nội tiết, tạo máu, sinh dục, tiêu hóa, tiết niệu... 2. Ảnh hưởng của các tác nhân vi sinh vật gây ô nhiễm không khí trên sức khỏe - Gây các bệnh lây qua đường hô hấp: lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi. - Gây các bệnh nhiễm trùng da, niêm mạc. - Gây các bệnh dị ứng. 3. Ảnh hưởng của các tác nhân lý học: - Bức xạ ion hóa: bệnh phóng xạ nghề nghiệp, gây ung thư, tổn thương các cơ quan (có nhiều tế bào non: tạo máu, sinh dục...) - Tia tử ngoại (cực tím): ung thư da, đục nhân mắt, say nắng... - Tia laze gây bỏng da, niêm mạc, mắt... - Sóng điện từ, điện từ trường: gây suy nhược thần kinh, tổn thương tim mạch, hệ nội tiết, tạo máu, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, có thể gây ung thư... - Tiếng ồn, rung chuyển: điếc nghề nghiệp, bệnh tim mạch, thần kinh... - Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp gây bệnh lên cao (giảm ôxy), bệnh thùng lặn (tắc mạch do bọt khí), rối loạn quá trình điều nhiệt, các bệnh tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu. Tác nhân CQ ảnh hưởng Ảnh hưởng tới sức khỏe
Bụi Hô hấp: Trên: viêm mũi họng cấp, mạn Dưới: bệnh phổi và PQ mạn Nhiễm độc chung Ung thư Xơ, bụi phổi Dị ứng Hơi khí độc Đường hô hấp Tiêu hóa Da niêm mạc Kích thích đường hô hấp Ngạt Ngộ độc toàn thân Ngộ độc hệ thống toàn máu Bụi+Khí Toàn thân Hội chứng SBS VSV Đường hô hấp Da, niêm mạc Lao, bạch hầu, ho gà, cúm, sởi Viêm da, niêm mạc Lý học Quá trình điều nhiệt Rối loạn QT điều nhiệt Da, mắt, thần kinh, thận, tim mạch... Điếc nghề nghiệp Bỏng da, bỏng giác mạc Viêm mắt, đục nhân mắt Ung thư da Suy nhược thần kinh... Câu 3. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí Trả lời 1. Làm giảm bớt bụi, hơi khí độc tại nguồn gây ô nhiễm bằng các BP công nghệ và kỹ thuật vệ sinh: lắp đặt các thiết bị lọc hút trung hòa, khử bụi hơi khí độc 2. Làm phân tán bụi, hơi khí độc bằng nâng cao ống khói, nguồn thải và làm thoáng khu vực bị ô nhiễm để chất ô nhiễm phân tán nhanh. 3. Thay thế các phương pháp kỹ thuật công nghệ cũ gây ô nhiễm bằng các PP kỹ thuật công nghệ mới ít gây ô nhiễm (than ít lưu huỳnh để giảm lượng khí SO2 thải ra, nguồn thuỷ điện thay nhiệt điện...) 4. Biện pháp quy hoạch: - Định vị các trung tâm gây ô nhiễm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh: cụm nhà máy khu công nghiệp gây ô nhiễm phải nằm ở cuối hướng gió chủ đạo, cuối dòng sông. - Ngược lại khu dân cư phải nằm ở đầu hướng gió, phía trên dòng sông. - Phân ra 5 loại nhà máy: + Nhà máy cấp 1: khoảng cách ly vệ sinh 1000m + Nhà máy cấp 2: khoảng cách ly vệ sinh: 500m. + Nhà máy cấp 3: khoảng cách ly vệ sinh: 300m. + Nhà máy cấp 4: khoảng cách ly vệ sinh: 100m. + Nhà máy cấp 5: khoảng cách ly vệ sinh: 50m.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.