Nội dung text CÂU HỎI ĐÚNG SAI QUÁ TRÌNH TDN VA K VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.docx
PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi nói về vai trò của nước? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. đ b. Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây. đ c. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa. đ d. Là thành phần cấu tạo của tế bào. đ Câu 2. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi nói về vai trò của các nguyên tố khoáng? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Magnesium (Mg) là thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzyme thủy phân ATP và phospholipid. s b. Calcium (Ca) là thành phần của nucleic acid, phospholipid, ATP và một số coenzyme. s c. Phosphorus (P) là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzyme liên quan đến sự vận chuyển gốc phosphate. s d. Posstasium (K) điều tiết đóng mở khí khổng, cân bằng nước, áp suất thẩm thấu; thúc đẩy sự vận chuyển các chất. đ Câu 3. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi mô tả các triệu chứng tương ứng ở lá do sự thiếu hụt các nguyên tố? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Thiếu K lá màu vàng; mép phiến lá màu cam đỏ. s b. Thiếu P lá nhỏ, màu lục đậm; thân, rễ kém phát triển. đ c. Thiếu N cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng. đ d. Thiếu Mg lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ. s Câu 4. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về nguyên nhân làm tế bào lông hút luôn ưu trương so với dung dịch đất? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất và tích lũy các chất tan từ quá trình chuyển hóa vật chất. đ b. Thoát hơi nước ở lá làm giảm lượng nước ở tế bào lông hút. đ c. Rễ tiết các chất làm phân giải các chất tan trong dung dịch đất. s d. Rễ hấp thụ nước và tích lũy nước từ quá trình chuyển hóa vật chất. s
Câu 5. Người ta khảo sát và đo nồng độ chất tan (%) trong đất và trong tế bào lông hút của một cây Xoài và thu được kết quả như bảng bên dưới. Khi nói về cây xoài này, các phát biểu sau đúng hay sai? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Có 2 chất khoáng cây xoài này phải tiêu tốn năng lượng để hấp thụ. đ b. Cây xoài này phải tốn năng lượng để vận chuyển Ca 2+ . đ c. Có 1 chất mà cây xoài này không tiêu tốn năng lượng để hấp thụ. s d. Nếu trong đất chỉ có các chất tan trên thì cây xoài này không thể hấp thụ được nước. s Câu 6. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi nói về đặc điểm của sự hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. đ b. Diễn ra theo có chế hút bám trao đổi, không tốn năng lượng. đ c. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. đ d. Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với gradient nồng độ. s Câu 7. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi nói về đặc điểm của sự hấp thụ khoáng theo cơ chế chủ động? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. s b. Được vận chuyển ngược chiểu gradient nồng độ. đ c. Cần tiêu tốn năng lượng ATP. đ d. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. đ Câu 8. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về nguyên nhân mà thực vật ở cạn có thể chết khi cây bị ngập úng? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Lông hút bị chết hoặc tiêu biến nhiều. đ b. Cây hút nước quá nhiều, làm mất cân bằng nước. s
c. Cây thiếu oxygen, quá trình hô hấp rễ bị trì trệ là cây thiếu năng lượng. đ d. Ngập úng làm cho rễ bị thiếu oxi nên không hô hấp được. đ Câu 9. Khi nói về sự hút nước của cây, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm. đ b. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh. s c. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ. đ d. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước. đ Câu 10. Cây Đước, một loại cây phổ biến sống ở vùng ngập mặn, cửa biển ở Việt Nam có khả năng thích nghi khi sống ở nơi có độ mặn cao. Dựa vào những hiểu biết về cấu tạo cây đước hãy cho biết mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về nguyên nhân giúp chúng thích nghi với môi trường có độ mặn cao như vậy? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Lá có tuyến tiết muối ở trên, đảm bảo lượng muối thừa không đầu độc cây. đ b. Rễ dài và vững chắc, có nhiều lỗ khí giúp cây bám và hô hấp hiệu quả. đ c. Rễ cây Đước có hệ thống vòi hút khí mọc ngược lên trên giúp chúng dễ hô hấp khi ngập nước. đ d. Không bào ở tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao, giúp cây dễ hút nước. đ Câu 11. Quan sát hình bên dưới về quá trình vận chuyển nước và chất khoáng vào mạch gỗ của rễ. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Con đường (1) nhanh hơn và được kiểm soát. s b. Con đường (2) là con đường vận chuyển nước và khoáng chủ yếu vào mạch gỗ của rễ. đ c. Cấu trúc (3) giúp kiểm tra lượng nước và chất khoáng vào mạch gỗ của rễ. đ d. Con đường gian bào hay tế bào chất đều phải đi qua cấu trúc (4). đ Câu 12. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của hai con đường vận chuyển nước và chất khoáng vào mạch gỗ của rễ? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Con đường gian bào phải qua sự kiểm soát của đai Caspary. s b. Con đường tế bào chất có tốc độ nhanh, được kiểm soát bởi đai Caspary. s c. Con đường tế bào chất di chuyển qua tế bào chất của các tế bào thông qua cầu sinh chất. đ d. Con đường gian bào có tốc độ chậm, khó kiểm soát. s Câu 13. Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao. s b. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh. đ c. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá. đ d. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dần đến hiện tượng ứ giọt. s